Nội dung chính bài: Rút gọn câu
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Rút gọn câu". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích sau:
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).
- Khi rút gọn câu, lưu ý:
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói;
- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Thế nào là câu rút gọn.
Có thể hiểu đơn giản, câu rút gọn là những câu nói mà trong quá trình nói chuyện hoặc viết chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu. Từ đó tạo thành câu rút gọn. Các thành phần có thể lược bỏ như chủ ngữ, vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ,… Tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích nói của câu mà ta có thể lược bỏ những thành phần phù hợp.
VD1: Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.
Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.
2. Tác dụng.
Trong khi nói hoặc viết, ta có thể lược đi các phần trong câu, đó gọi là câu rút gọn. Câu rút gọn có một số tác dụng chính như sau:
- Giúp câu trở nên ngắn gọn hơn.
- Giúp chuyển tải thông tin đến người đọc/người viết nhanh chóng, đồng thời tránh việc lặp từ ngữ ở phía trước.
VD2 : - Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?
- Đọc sách
VD3 : Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.
Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
3. Lưu ý khi rút gọn câu.
- Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.
- Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.
VD4:
- Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?
- 7 điểm
Không nên rút gọn câu bằng cách lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ khiến câu nói trở nên ngắn gọn và cộc lốc.
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Cái răng, cái tóc là góc con người
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 6
- Viết đoạn văn có sử dụng câu đăc biệt , câu rút gọn và câu có thành phần trạng ngữ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị
- Nội dung chính bài: Liệt kê
- Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì
- Soạn văn 7 bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Trang 121 sgk
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
- Hãy nêu một tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản đề nghị và một tình huống
- Nội dung chính bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy