Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Cái răng, cái tóc là góc con người
Câu 5: Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Cái răng, cái tóc là góc con người
Bài làm:
Câu tục ngữ nhắc đến hai bộ phận trên khuôn mặt con người là răng và tóc, được coi là một “góc con người”. Qua đó, cho thấy vai trò quan trọng của chúng, vừa thể hiện được phần nào tình trạng sức khỏe con người vừa biểu hiện cho vóc dáng, tính tình, nét đẹp của con trai con gái. Trải qua thời gian dài, tiêu chuẩn về cái đẹp của dân gian ta cũng có nhiều thay đổi. Phụ nữ xưa đẹp trong mái tóc dài, răng đen láy hạt na, đàn ông với mái tóc dài búi cao. Ngày nay, cách để tóc đã có nhiều sự lựa chọn cho phù hợp với tính cách mạnh mẽ hay dịu dàng và sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, dù thời nào, người có mái tóc mượt mà, óng ả, hàm răng trắng sáng sẽ thu hút được ánh nhìn thiện cảm của người đối diện. Vì vậy câu tục ngữ muốn nhắc nhở con người phải biết giữ gìn, chăm sóc hàm răng và mái tóc của mình. Bởi đó cũng là một trong những “tiêu chí” để người ngoài đánh giá khi nhìn vào chúng ta. Câu tục ngữ thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về con người của nhân dân ta.
Xem thêm bài viết khác
- Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
- Hãy cho biết nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn này như thế nào
- Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào các ô trống
- Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?
- Nội dung và nghệ thuật của truyện Sống chết mặc bay
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 1 Đề 1 bài viết số 6 Ngữ văn 7
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Ca Huế trên sông Hương
- Đọc các ví dụ sau trả lời câu hỏi
- Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê và trạng ngữ, chủ đề trường học
- Soạn văn bài: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và nhừng từ ngữ khó
- Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?