Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Trong đời sống người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin.
- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận một luận điểm mới, cần được chứng minh là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Mục đích và phương pháp chứng minh
Lập luận là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới.
Lập luận chứng minh trong đời sống là để chứng minh khi muốn làm cho ai đó tin điều mình nói là đúng, có thật.
VD: Trong khi đi tàu, lên xe buýt, nhân viên trên tàu, xe kiểm tra vé hành khách, em phải làm gì để chứng tỏ mình đã chấp hành đúng?
Chứng minh: Em đưa vé tàu (xe) cho nhân viên kiểm tra.
=> Cần đưa ra những bằng chứng có tính thuyết phục cao, bằng chứng ấy có thể là người( nhân chứng, vật( vật chứng), sự việc, số liệu, âm thanh, hình ảnh…
Phép chứng minh trong văn nghị luận là một phép lập luận dùng những lý lẽ, bằng chứng chân thật, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( cần được chứng minh) là đáng tin cậy. Các lý lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
Các phương pháp chứng minh sử dụng
- Phương pháp suy luận nhân quả
- Phương pháp suy luận tương đồng,...
VD: Nhân dân ta thường nói “ có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
a. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: nghị luận văn chương.
- Vấn đề cần chứng minh: Có chí thì nên
b. Tìm ý
- Chí: ý chí, nghị lực, kiên trì, bền bỉ.
- Nên: Kết quả, thành công đạt được.
c. Các phương pháp chứng minh sử dụng: đưa ra dẫn chứng xác thực và nêu lý lẽ
d. Lập dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu về vấn đề cần chứng minh
II. Thân bài: Đưa ra những nội dung chủ yếu của bài
- Giải thích câu tục ngữ.
- Tại sao nói "có chí thì nên"?
- Làm thế nào để thực hiện câu tục ngữ "Có chí thì nên"?
- Dẫn chứng thực tế và ý nghĩa câu tục ngữ với cuộc sống.
III. Kết bài
- Kết luận nhằm khắng định tư tưởng, thái độ, quan điểm về vấn đề, liên hệ bản thân.
e. Viết bài và kiểm tra lại bài
Xem thêm bài viết khác
- Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung nội dung gì
- Ngoài ra lại còn tái bút với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời tái bút này là gì? Có điều gì thú vị trọng sự phối hợp giữa lời kết với lời tái bút?
- Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn. Cho ví dụ cụ thể
- Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn có sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối Văn mẫu lớp 7
- Soạn văn 7 tập 2 bài: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)
- Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào,
- Trong đoạn văn, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép liệt kê, miêu tả sân trường em giờ ra chơi. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép liệt kê
- Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?
- Sau khi đọc bài văn trên, em biết thêm gì về vùng đất này?
- . Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật. Trả lời các câu hỏi sau
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đức tính giản dị của Bác Hồ