Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình nào dưới đây? Ôn tập Địa 10
Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình nào dưới đây? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi cùng với tìm hiểu thêm về tác động ngoại lực quá trình phong hóa, quá trình bóc mòn, quá trình vận chuyển, quá trình bồi tụ...Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.
Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình nào dưới đây? - Địa 10
Câu hỏi: Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình nào dưới đây?
A. Hang động các – xtơ.
B. Nấm đá.
C. Phi - o.
D. Hàm ếch.
Lời giải:
=> Đáp án C. Phi – o.
Giải thích: Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình phi – o. Địa hình phi – o phổ biến ở khu vực châu Âu.
I. Ngoại lực
- Khái niệm: ngoại lực là lực có nguồn gốc bên ngoài Trái Đất
- Nguyên nhân chủ yếu: Do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
- Ngoại lực gồm: tác động của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, gió.. ), các dạng nước, sinh vật và con người.
II. Tác động của ngoại lực
1. Quá trình phong hoá
Khái niệm quá trình phong hoá:
- Là sự phá hủy đá, khoáng vật về kích thước, thành phần hoá học.
- Tác nhân nhân: sự thay đổi nhiệt độ, của nước, oxi, các loại axit có trong tự nhiên
- Cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt trái Đất.
a. Phong hoá lí học
- Khái niệm: là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau
- Nguyên nhân chủ yếu :
+ Do sự thay đổi của nhiệt độ.
+ sự đóng băng của nước
- Kết quả: Đá nứt vỡ, Đá bị rạn nứt, vỡ thành tảng và mảnh vụn.
- Phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở các vùng khí hậu nóng( hoang mạc )và khí hậu lạnh
b. Phong hoá hoá học
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá nhưng chủ yếu thay đổi thành phần, tính chất hoá học.
- Nguyên nhân: Nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí cacbonic, ôxi, axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hoá học.
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị thay đổi thành phần, tính chất hoá học.
- Phong hóa hóa học xảy ra mạnh nhất ở vùng khí hậu nóng ẩm nhiệt độ cao mưa nhiều( nhiệt đới, xích đạo)
* Quá trình cacxtơ: là quá trình hòa tan và tạo thành những dạng địa hình khác nhau ở trên mặt đất và ở dưới sâu.
c. Phong hoá sinh học
- Khái niệm: là sự phá hủy đá và khoáng vật
- Nguyên nhân: Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật.
- Kết quả: Đá bị phá hủy về mặt cơ giới và hóa học
2. Quá trình bóc mòn
- Khái niệm: là quá trình các tác nhân ngoại lực làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá rời khỏi vị trí ban đầu.
- Gồm các quá trình :
+ Địa hình xâm thực do nước chảy tạo thành: rãnh nông, khe rãnh, thung lũng sông.
+ Địa hình thổi mòn do gió tạo thành: nấm đá, bề mặt đá rỗ tổ ong.
+ Địa hình mài mòn do sóng biển tạo thành: hàm ếch, bậc thềm sóng vỗ, vách biển.
+ Địa hình xâm thực do băng hà tạo thành: phi o, cao nguyên băng hà
3. Quá trình vận chuyển
- Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Khoảng cách chuyển dịch xa hay gần phụ thuộc vào động năng,
kích thước và trọng lượng của vật liệu, điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau của mặt đệm.
- Vận chuyển có 2 hình thức: vật liệu nhỏ nhẹ được động năng của các ngoại lực cuốn theo; vật liệu lớn, nặng còn chịu thêm tác động của trọng lực làm vật liệu lăn trên mặt đất dốc.
4. Quá trình bồi tụ
- Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu bị phá hủy. Quá trình bồi tụ phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực.
- Kết quả của quá trình bồi tụ đã tạo nên các dạng địa hình bồi tụ
(ví dụ:. Đồng bằng châu thổ, cồn cát, bãi bồi)
*** Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau: các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn quá trình ngoại lực có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó. Tuy nhiên chúng luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên mặt đất.
- Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ là
- Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?
- Nước nào đứng đầu trong cuộc phát kiến địa lí?
- Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là
- Tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất là hiện tượng
- Không khí nằm ở hai bên frông có sự khác biệt cơ bản về
- Hiện tượng biển tiến biển thoái là gì?
Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình nào dưới đây? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tốt. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại chí tuyến Bắc vào ngày 22 - 6 là
- Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng mặt trời có thể chiếu vuông góc
- Đặc tính nổi bật của gió mùa ở khu vực Nam Á và Đông Nam
- Dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn vì?
- Thành phần vật chất chủ yếu của nhân trái đất
- Địa bàn sinh sống của cư dân ở Địa Trung Hải là?
- Để phù hợp với thời gian nơi đến khi đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến đổi ngày cần?
- Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây?
- Lớp vỏ địa lí bao gồm
- Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình nào dưới đây?
- Cách nhận xét biểu đồ lớp 10
- Tỉ suất tử thô là gì?