Soạn bài: Lao xao
Lao xao là bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu ắc về thế giới các loài chim ở đồng quê của Duy Khán. Giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học KhoaHoc xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.
A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả:
- Duy Khán (1934 – 1993)
- Nguyên quán: Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh; trú quán: thành phố Hải Phòng; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Duy Khán sinh trưởng trong gia đình nông dân nghèo, từng tham gia nhập ngũ
- Tác phẩm đã xuất bản: Trận mới (tập thơ, 1972); Tuổi thơ im lặng (truyện, 1986); Tâm sự người đi (tập thơ, 1987).
- Nhà văn đã được nhận Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 với tác phẩm: Tuổi thơ im lặng.
2. Tác phẩm:
- Lao xao được trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán(1985)
- Tác phẩm được giải thưởng Hội nhà văn năm 1987
- Tóm tắt: Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 113 sgk ngữ văn 6 tập 2
Đọc bài văn Lao xao (Duy Khán) và trả lời các câu hỏi:
a) Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.
b) Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?
c) Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.
Câu 2: Trang 113 sgk ngữ văn 6 tập 2
Nhận xét nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể là:
a) Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ ở điểm gì? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính).
b) Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.
c) Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.
Câu 3: Trang 113 sgk ngữ văn 6 tập 2
Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng.
Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?
Câu 4: Trang 113 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
Luyện tập
Bài tập: trang 114 sgk Ngữ Văn 6 tập 2
Em hãy quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em
Phần tham khảo, mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lao xao của Lao xao
Xem thêm bài viết khác
- Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê)
- Đọc đoạn văn từ đầu đến “ lòng yêu Tổ quốc ” và hãy cho biết: Câu mở đầu và câu kết đoạn. Tìm hiểu trình tự lập luận trong đoạn văn
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn số 1
- Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong câu thơ
- Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp
- Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ
- Từ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh bộ đội đã được chứng kiến câu chuyện cảm động đó và kể lại bằng một bài văn
- Đề 5 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: tả bà nội
- Soạn bài: Con hổ có nghĩa
- Qua đoạn văn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
- Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
- Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết "Đêm nay Bác không ngủ / Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh"