Soạn bài: Lượm
Lượm là câu chuyện khác họa hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ vui tươi, hồn nhiên, dũng cảm trên con đường liên lạc đầy nguy hiểm. Giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học KhoaHoc xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.
A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1.Tác giả:
- Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
- Quê: Tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Sinh ra trong một nha nho nghèo, từ sáu bảy tuổi đã học làm thơ.
- Sau Cách mạng tháng Tám, Tố Hữu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam.
- Năm 1996: Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm nổi bật: Từ ấy (thơ, 1946); Việt Bắc (thơ, 1954); Gió lộng (thơ, 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992).
2. Tác phẩm:
- Lượm – sáng tác năm 1949, nằm trong tập thơ Việt bắc
- Hoàn cảnh sáng tác: Trong hồi kí Nhớ lại một thời, ở cả hai lần in- Nxb Hội nhà văn – năm 2000 trang 260, NxbVHTT năm 2002 trang 200, Tố Hữu lại cho biết: ông viết bài thơ này vào năm 1952 khi dự Hội nghị Trung ương lần thứ 3 ngày 21 tháng 1 năm 1952 “ Chính trong Hội nghị Trung ương lần thứ 3 này một đồng chí ở Thừa Thiên ra kể cho tôi nghe về những tấm gương chiến đấu dũng cảm ở quê nhà và cho tôi biết tin về cháu Lượm” .
- Nội dung của bài thơ: Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bài thơ kể lại về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.
Câu 2: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2
Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?
Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?
Câu 3: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2
Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.
Câu 4: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2
Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.
Câu 5: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2
“Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?
Luyện tập
Bài tập 2: trang 77 sgk Ngữ Văn 6 tập 2
Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm
Phần tham khảo, mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lượm của Tố Hữu
Xem thêm bài viết khác
- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lòng yêu nước
- Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất, giữa bác tiều và con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện chi tiết nào em cho là thú vị, chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà Trần có thêm ý nghĩa gì?
- Soạn bài: Luyện nói về văn miêu tả
- Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thánh Gióng
- Với mỗi mẫu câu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ:
- Soạn bài: Lượm
- Soạn bài: Thánh Gióng
- Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây thu trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng các chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ánh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
- Soạn bài: Ôn tập văn miêu tả
- Biện pháp nghệ thuật bao trùm được sử dụng là hiện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”