Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm
Câu 4: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2
Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.
Bài làm:
Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé.
Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh.
Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.
Tác dụng: Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó, bài thơ vì thế càng thêm cảm động.
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Em hãy viết đoạn kết mới sáng tạo cho truyện Cây bút thần
- Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi
- Viết một đoạn văn tả cảnh bình minh, trong đó có sử dụng phép so sánh.
- Em rút ra được bài học gì từ truyện truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Soạn bài: Cô tô
- Nêu nhận xét về cách viết truyện “Mẹ hiền dạy con”
- Năm thầy bói đều đã sờ được voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Treo biển
- Qua đoạn văn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bức tranh của em gái tôi
- Lập dàn ý cho đề văn trong câu 3 trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2