Soạn văn 11 bài: Ôn tập phần làm văn trang 124 sgk
Bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về cách làm văn đã học trong chương trình lớp 11.KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết của bài học này. Mời các bạn cùng tham khảo
A. Kiến thức trọng tâm
1. Bảng thống kê các bài học phần làm văn trong SGK Ngữ Văn 11
Học kì 1 | Học kì 2 |
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận - Thao tác lập luận phân tích - Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Thao tác lập luận so sánh - Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Phong cách ngôn ngữ báo chí - Bản tin - Luyện tập viết bản tin - Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn | - Thao tác lập luận bác bỏ - Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ - Tiểu sử tóm tắt - Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt - Thao tác lập luận bình luận - Luyện tập thao tác lập luận bình luận - Phong cách ngôn ngữ chính luận - Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Tóm tắt văn bản nghị luận - Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận - Ôn tập phần làm văn |
2. Các thao thác lập luận
Thao tác | Nội dung | Yêu cầu và cách làm |
So sánh | Tìm ra những điểm giống và khác giữa hai hay nhiều đối tượng | Đặt các đối tượng so sánh trên cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí Nêu rõ quan điểm của người viết |
Phân tích | Chia tách, tháo gỡ một vấn đề thành những vấn để nhỏ để chỉ ra bản chất của chúng | Thấy được bản chất sự vật, sự việc Phân tích phải đi liền với tổng hợp |
Bác bỏ | Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan niệm và ý kiến sai lệch, khẳng định ý kiến đúng và thuyết phục người đọc, người nghe | Bác bỏ luận điểm, luận cứ Phân tích chỉ ra cái sai Diễn dạt rành mạch, rõ ràng |
Bình luận | Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét của mình | Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề Đề xuất những ý kiến đúng |
3. Tóm tắt văn bản nghị luận, viết tiểu sử tóm tắt và bản tin
Văn bản | Yêu cầu | Cách thức |
Tóm tắt văn bản nghị luận | Trình bày ngắn gọn nội dung văn bản gốc theo mục đích nào đó | - Đọc kỹ văn bản gốc, chọn ý phù hợp với mục đích - Tìm cách diễn đạt lại luận điểm |
Viết tiểu sử tóm tắt | Văn bản chính xác, cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp của người được nói tới | Cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp |
Bản tin | Đảm bảo tính thời sự (đưa tin kịp thời, nhanh chóng), tin phải có ý nghĩa xã hội, nội dung thông tin phải chân thực, chính xác. | - Khai thác và lựa chọn tin - Viết theo các nội dung sau: nội dung sự kiện, không gian, địa điểm, thời gian cụ thể, con người, diễn biến, tính chất của sự kiện, Kết cục của diễn biến, sự kiện |
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Luyện tập
Bài tập 1: trang 124 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Trong văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận nào? Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng khi sử dụng các thao tác lập luận ấy.
Bài tập 2: trang 124 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Khi phân tích nội dung câu cách ngôn "Thất bại là mẹ thành công", anh (chị) bắt đầu phân tích từ đâu, dựa trên cơ sở và sử dụng những ví dụ có thật nào để làm sáng tỏ?
Bài tập 3: trang 124 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Phân tích tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong đoạn văn sau và thử viết một đoạn văn bác bỏ với chủ đề tự chọn.
[...] Thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng "vô úy", cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người. "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân dạy cho ta hiểu rằng, muốn nên người phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết là loài quỷ sứ. Loại người này, thực ra rất hiếm hoi, hay nói đúng hơn, không thể có được. Những loại người sau đấy thì chắc không ít: sợ rất nhiều thứ, nhất là quyền thế và đồng tiền, nhưng đối mặt với cái tài, cái đẹp, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ, giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất.
(Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Ôn tập phần làm văn ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
- Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
- Nhà thơ Huy Cận đã từng viết: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm.” Em hãy làm rõ điều này thông qua việc phân tích tác phẩm “Tràng giang” của Huy Cận.
- Đề 4 bài viết số 6 văn lớp 11 trang 35 sgk: an toàn giao thông
- Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó
- Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Về luân lí xã hội ở nước ta
- Ôn tập kiến tiếng Việt trong ngữ văn 11 kì 2
- Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì
- Soạn văn 11 bài: Luyện tập viết tiếu sử tóm tắt trang 63 sgk
- Có người cho rằng bình luận chẳng qua chỉ là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Nhận xét ấy đúng hay không đúng
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)