Soạn văn 9 VNEN bài 27: Bến quê
Soạn văn bài: Bến quê - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 67. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Đọc đoạn trích và nêu cảm nghĩ của em
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về, em viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa lắc nước mình …” Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm …” Mùa đông sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội … Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi đó có phải là người Việt không …”.
(Theo Internet)
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Bến quê
2. Tìm hiểu văn bản
a) Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
b) Trong những ngày cuối, Nhĩ đã khao khát điều gì khi nhìn qua khung cửa sổ? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?
c. Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật Nhĩ.
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Bến quê
a) Trình bày ý kiến của em về ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh và chi tiết trong truyện: hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ đất sụt lở dốc đứng bên này sông, chi tiết đứa con trai Nhĩ sa vào đám chơi phá cờ thế trên hè phố.
b) Qua truyện Bến quê, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
2. Ôn tập phần Tiếng Việt
a) Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau:
Làm khí tượng, ở được cao như thế mới là lí tưởng chứ.
(Nguyễn Thành long, Lặng lẽ Sa Pa)
b) Mỗi từ in đậm trong những câu dưới đây là thành phần gì của câu ?
(1) Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
(2) – Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm rồi mới lên đến đây, vất vả quá !
(Kim Lân, Làng)
(3) Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn !
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Chỉ ra các phép liên kết trong những câu sau đây :
(1) – Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý.
(Nguyễn Thành long, Lặng lẽ Sa Pa)
(2) Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt cả má.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
(3) Từ phòng bên kia, một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ : Bác cần nằm xuống phải không ạ ?
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
d) Tìm hàm ý của câu in đậm trong truyện sau :
Chiếm hết chỗ
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng :
- Bước ngay ! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy !
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời :
- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy !
Người nhà giàu nói :
- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt ?
Người ăn mày đáp :
- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi !
(Theo Chương Chính – Phong Châu, Truyện cười dân gian Việt Nam)
3. Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Đọc đề bài và thực hiện yêu cầu :
Đề bài: Cảm nhận của em về hai khổ thơ trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
a) Dựa vào gợi ý sau, hãy lập dàn ý cho đề văn trên.
- Vấn đề nghị luận trong đề bài trên là gì?
- Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ đã dùng những giác quan nào để cảm nhận tín hiệu thu về? Cảm xúc của nhà thơ như thế nào?
- Trong khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã thể hiện sự chuyển biến của đất trời lúc sang thu bằng những biện pháp tu từ nào?
D. Hoạt động vận dụng
Trong số những bài thơ đã học, em yêu thích đoạn thơ/ bài thơ nào nhất? Trao đổi với bạn bè, người thân rồi viết lại những cảm nhận của em về đoạn thơ/ bài thơ đó.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Sưu tầm hai truyện cười dân gian có sử dụng hàm ý.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 9 VNEN bài 32: Bắc Sơn
- Trao đổi về những vấn đề có tính thời sự trong nhà trường hiện nay có thể làm đề tài để viết một văn bản nhật dụng.
- Nhân vật Mai An Tiêm trong Sự tích dưa hấy đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế nào khi làm vua cha tức giận? Trong hoàn cảnh đó, Mai An Tiêm đã thể hiện ý chí của mình ra sao?
- Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó
- Đoạn 3 của bài thơ có những câu thơ mang tính khái quát như:
- Soạn văn 9 VNEN bài 33: Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta liên tưởng, suy ngẫm đến những vấn đề nào khác trong cuộc sống con người?
- Em có nhận xét về độ dài của thư ( điện) chúc mừng và và thư (điện) thăm hỏi?
- Các phần, các ý trong bài văn cần được sắp xếp và liên kết với nhau như thế nào?
- Chỉ ra sự khác nhau trong cách trần thuật , xây dựng nhân vật giữa một truyện ngắn hiện đại (ví dụ: Lão Hạc của Nam Cao, Bến quê của Nguyễn Minh Châu) và một truyện thời trung đại
- Từ mỗi cặp câu đơn sau đây, hãy tạo ra những câu ghép chỉ các kiểu quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, nhượng bộ
- ) Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì):