Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau: Làm khí tượng, ở được cao như thế mới là lí tưởng chứ.
2. Ôn tập phần Tiếng Việt
a) Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau:
Làm khí tượng, ở được cao như thế mới là lí tưởng chứ.
(Nguyễn Thành long, Lặng lẽ Sa Pa)
b) Mỗi từ in đậm trong những câu dưới đây là thành phần gì của câu ?
(1) Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
(2) – Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm rồi mới lên đến đây, vất vả quá !
(Kim Lân, Làng)
(3) Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn !
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Chỉ ra các phép liên kết trong những câu sau đây :
(1) – Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý.
(Nguyễn Thành long, Lặng lẽ Sa Pa)
(2) Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt cả má.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
(3) Từ phòng bên kia, một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ : Bác cần nằm xuống phải không ạ ?
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
d) Tìm hàm ý của câu in đậm trong truyện sau :
Chiếm hết chỗ
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng :
- Bước ngay ! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy !
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời :
- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy !
Người nhà giàu nói :
- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt ?
Người ăn mày đáp :
- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi !
(Theo Chương Chính – Phong Châu, Truyện cười dân gian Việt Nam)
Bài làm:
a) Thành phần khởi ngữ trong câu: “Làm khí tượng”
b) (1) Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.
Thành phần phụ chú
(2) – Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm rồi mới lên đến đây, vất vả quá !
– Thưa ông : Thành phần gọi đáp
– vất vả quá !: Thành phần cảm thán
(3) Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn !
Thành phần tình thái.
c)
(1) – Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý.
- Phép nối : rồi
(2) Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt cả má.
- Phép liên tưởng : Mưa, mưa đá, lanh canh, ướt, gió,…
- Phép nối : Nhưng, nhưng rồi, và
- Phép lặp : mưa, tôi
(3) Từ phòng bên kia, một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ : Bác cần nằm xuống phải không ạ ?
- Phép lặp : cô bé
- Phép thế : Nó
c) Hàm ý của câu nói Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi !: Địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông – những người nhà giàu.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm những chi tiết miêu tả ngôi nhà của chị Blăng – sốt, thái độ của chị đối với khách, tâm trạng của chị khi nghe con nói. Qua đó em thấy chị Blăng – sốt là người như thế nào?
- Chi tiết nào trong truyện Bố của Xi – mông để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của chi tiết đó.
- Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 (tập một, tập hai) theo mẫu dưới đây:
- Hãy chỉ ra hệ thống luận điểm và trình tự lập luận của tác giả ?
- Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
- Trong số những bài thơ đã học, em yêu thích đoạn thơ/ bài thơ nào nhất? Trao đổi với bạn bè, người thân rồi viết lại những cảm nhận của em về đoạn thơ/ bài thơ đó.
- Hãy viết một trong các hợp đồng sau: cung cấp nước sạch, cung cấp điện sinh hoạt.
- Trình bày những yêu cầu chính đối với việc viết biên bản.
- Hoàn chỉnh bảng sau bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thấy được công dụng của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú:
- Nếu gặp nhân vật có hoành cảnh tương tự như Xi mông, em sẽ nghĩ gì và làm gì? Trình bày trong một đoạn văn 7 – 10 câu.
- Tình cảm của nhà thơ đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2,3,4?
- Đoạn thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?