Soạn văn bài: Đồng chí
Bài thơ Đồng chí nói về tình đồng chí của những người lính cách mạng trong thời kì đầu của cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp gian khổ, nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đó là tình đồng đội gắn bó thăm thiết của những người nông dân mặc áo lính, cùng chung lí tưởng chiên đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Tác giả: Chính Hữu sinh năm 1926, quê ở Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo là tác phẩm chính của ông. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Chính Hữu đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu - đông 1947) đánh bại cuộc chiến quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
- Bài thơ nói về tình đồng chí của những người lính cách mạng trong thời kì đầu của cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp gian khổ, nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đó là tình đồng đội gắn bó thăm thiết của những người nông dân mặc áo lính, cùng chung lí tưởng chiên đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tinh cảm ấy đã tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp linh thần của người lính.
- Hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ đã được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng và giàu sức biểu cảm.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 130 - SGK Ngữ văn 9) Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?
Câu 2: (Trang 130 - SGK Ngữ văn 9) Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?
Câu 3: (Trang 130 - SGK Ngữ văn 9) Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh đó.
Câu 4: (Trang 130 - SGK Ngữ văn 9)
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.
Câu 5: trang 130 sgk Ngữ Văn 9 tập một
Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?
Câu 6: (Trang 130 - SGK Ngữ văn 9) Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?
Luyện tập (Trang 130 - SGK Ngữ văn 9) Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí (“Đêm nay... trăng treo”).
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Các cặp hình ảnh “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu”, “anh với tôi” luôn song hành cùng nhau có ý nghĩa gì?
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn phân tích ba câu thơ cuối bài thơ Đồng chí để làm rõ ý kiến sau: Ba câu cuối là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh cao quý của tình đồng chí.
Câu 3: Cảm nhận vẻ đẹp người lính qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Đồng chí"
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Đồng chí "
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu nhận xét về cách dẫn tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và lời đối đáp trong truyện
- Soạn văn bài: Trau dồi vốn từ
- Thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
- Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
- Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích
- Em hiểu gì về truyện truyền kì? Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố kì trong tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương
- Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?
- Soạn văn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn
- Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng nhẹ; nửa úp nửa mờ; mồm loa mép giãi...
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lục Vân Tiên gặp nạn
- Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về lầm quan trọng của vấn dề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?