Soạn văn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tr. 93 - 94 và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều.
b. Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thế hiện nội tâm nhân vật?
c. Miêu tả nội tâm có tác đụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
Trả lời:
a.
- Khung cảnh thiên nhiên bên ngoài được miêu tả trực tiếp hơn ở 4 câu thơ đầu:
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
- Miêu tả tâm trạng khi nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
Xót người tựa của hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tứ đã vừa người ôm.
b. Ý nghĩa: Những câu thơ tả cảnh góp phần thể hiện nội tâm nhân vật, người buồn cảnh cũng buồn, người cô đơn cảnh cũng cô đơn (Bẽ bàng mây sớm đèn khuya), người lo âu sợ hãi cảnh cũng đầy sóng gió. Thực chất những câu thơ tả cảnh nhưng cũng chính là để tả tình, cái tình buồn bã, cô đơn, thân phận như hoa trôi nước chảy, không biết về đâu trước một tương lai mờ mịt.
c. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc họa sinh động, chân thật hình tượng nhân vật. Từ đó thể hiện được chiều sau những suy tưởng của nhân vật.
2. Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích viết về “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
- Miêu tả khuôn mặt: co rúm, những vết nhăn xô lại, ép cho nc mắt chảy ra , đầu ngoẹo, miệng mếu, bật khóc.
- Tâm trạng đau đớn tột cùng khi bán cậu Vàng ==> Lão Hạc đã rất ân hận, dằn vặt.
3. Ghi nhớ
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,... của nhân vật.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 117 - SGK Ngữ văn 9) Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 - 98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
Câu 2: (Trang 117 - SGK Ngữ văn 9) Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1.
=> Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích hình tượng các nhân vật: Nguyễn Huệ, Lục Vân Tiên
- Soạn văn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 8-10 câu) với câu chủ đề: Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn.
- Soạn văn bài: Làng (Kim Lân)
- Sơ đồ tư duy Mã Giám Sinh mua Kiều
- Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu X + tặc ( giống mục 1.2)
- Nội dung chính bài Chiếc lược ngà
- Sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên gặp nạn
- Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?
- Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân? Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
- Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
- Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi trên đựờng về quê và lúc rời quê ra đi có gì giống và khác nhau?