Soạn văn bài: Tổng quan văn học Việt Nam
Nội dung bài Tổng quan văn học Việt Nam sẽ giới thiệu đến các bạn khái quát tiến trình phát triển của nền văn học nước ta. KhoaHoc xin tóm tắt ngắn gọn những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn bài chi tiết để các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
- Văn học dân gian:
- Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo
- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
- Văn học viết:
- Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
- Hệ thống chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
- Thể loại: từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (truyện kí, tiểu thuyết chương hồi, thơ cổ phong, thơ Đường luật, văn biền ngẫu…). Từ đầu thế kỉ XX đến nay, loại hình tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn, kí; loại hình trữ tình có thơ trữ tình và trường ca; loại hình kịch có kịch nói, kịch thơ…
2. Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam
- Văn học trung đại
- Tồn tại chủ yếu từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
- Văn tự: văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
- Hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá và văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á ; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là văn học Trung Quốc, Ấn Độ.
- Văn học hiện đại
- Văn tự: chữ quốc ngữ
- Thời gian: đầu thế kỉ XX và vận động, phát triển cho tới ngày nay
- Tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hoá, văn học ngày càng mở rộng, đã tiếp tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học thế giới để đổi mới.
3. Con người Việt Nam qua văn học
Văn học là nhân học.Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng :
- Quan hệ với thế giới tự nhiên
- Quan hệ quốc gia dân tộc
- Quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 13 – SGK) Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận và sự phát triển của văn học Việt Nam.
Câu 2 (Trang 13 – SGK) Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
Câu 3 (Trang 13 – SGK) Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm, quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Tổng quan văn học Việt Nam". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Soạn văn bài: Ra-ma buộc tội
- Nội dung chính bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
- Hãy phân tích hành động và lời nói của nhân vật "thầy" để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười trong truyện
- Dựa vào kiến thức được trình bày trong mục II, lập bảng tổng kết về tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại theo mẫu
- Theo lời tuyên bố của Ra-ma: Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?
- Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần có hai cách đánh giá. Ý kiến của anh/chị như thế nào?
- Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?
- Tóm tắt truyện Tấm Cám theo nhân vật Tấm
- Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xòe năm ngón tay … bằng hai mày’’
- Nội dung chính bài dung chính bài Lập dàn ý bài văn tự sự
- Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao