Soạn văn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp. Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp sao cho phù hợp trong từng hoàn cảnh. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn các bạn làm các bài tập sách giáo khoa. MỜi các bạn cùng tham khảo!
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội
Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp. Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp.
a.Tính chung của ngôn ngữ
Bao gồm:
- Các âm ( Nguyên âm, phụ âm ). Ví dụ: a, e, I, o, b, h, t…
- Các thanh ( Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).
- Các tiếng (âm tiết). Ví dụ: chạy, đi, cây, con, xe…
- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ). Ví dụ: thuận buồm xuôi gió, ăn vóc học hay…
b. Qui tắc chung, phương thức chung
- Qui tắc cấu tạo các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép, câu phức.
- Phương thức chuyển nghĩa từ: Từ nghĩa gốc sang nghĩa bóng.
==> Tất cả được hình thành dần trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ và cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân theo.
2. Lời nói - sản phẩm của cá nhân
- Giọng nói cá nhân:
- Vốn từ ngữ cá nhân: Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng một những từ ngữ nhất định - phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn sống, cá tính, nghề nghiệp, trình độ, môi trường địa phương …
- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ quen thuộc: Mỗi cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong sự kết hợp từ ngữ…
- Việc tạo ra những từ mới.
- Việc vận dụng linh hoạt sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
==> Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 13 - SGK Ngữ văn 11) Trong câu thơ dưới đây, từ thôi được sử dụng với nghĩa như thế nào?
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến)
Câu 2: (Trang 13 - SGK Ngữ văn 11) Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt đó có hiệu quả sử dụng như thế nào?
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Câu 3: (Trang 13 - SGK Ngữ văn 11) Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1.
=> Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- Nội dung chính bài Vào phủ chúa Trịnh
- Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết: "Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm". Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, anh (chị) hãy phát biểu ý ki
- Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?
- Nội dung chính bài Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Soạn văn bài: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
- Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?
- Nhập vai Rô-mê -ô và Giu- li -ét, trình bày lại cảnh gặp gỡ qua hình thức một màn kịch ngắn.
- Soạn văn bài: Chí Phèo (tiếp theo)
- Hãy cho biết: bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không?
- Anh (chị) hãy phân tích cảnh "đám ma gương mẫu".
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài ca ngất ngưởng