Sưu tầm tư liệu về thành phố Đà Lạt?
Câu 3: Trang 111 sgk Địa lí 9
Sưu tầm tư liệu về thành phố Đà Lạt?
Bài làm:
Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km². Đà Lạt được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 24 tháng 3 năm 2009. Đây là một trong 4 đô thị loại 1 thuộc tỉnh cùng với Huế, Nha Trang và Vinh.
Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ". Đà Lạt được mệnh danh là: thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù.
Đà Lạt mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây Nguyên đẹp như huyền thoại. Những người dân hiền lành sống bằng nghề làm rẫy, làm vườn, trồng cà phê, chè, chăn nuôi gia súc…Vào những ngày hội làng, ngày vui của gia đình, du khách sẽ được xem họ múa, hát, chơi nhạc bằng những nhạc cụ độc đáo mà âm thanh của nó nghe như tiếng gió hú, tiếng thác chảy trên ghềnh đá…
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư của Tây Nguyên?
- Bài 22: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, số lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.
- Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)
- Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp?
- Phân tích tình hình phát triển công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Bài 40. Thực hành đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
- Bài 11: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo (tiếp)
- Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
- Dựa vào hình 31.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.
- Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kỉnh tế xã hội cao hơn ở miền núi Bắc Bộ?
- Bài 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế