Thực hành bài 10: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
Ngành nuôi trồng và chăn nuôi nước ta đang ngày càng phát triển. Vậy phát triển như thế nào? Nhà nước ta đang có cơ cấu chuyển dịch như thế nào? KhoaHoc mời các bạn đến với bài thực hành để nắm rõ được chỉ số thực của ngàng trồng trọt và chăn nuôi, cũng như biết cách sử xí số liệu cũng như kĩ năng vẽ biểu đồ.
Bài 1: Cho bảng số liệu:
Bảng 10.1: Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha)
a, Em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20 mm, biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24 mm
b, Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.
Bài làm:
Ta có, cách tính cơ cấu diện tích gieo trồng từng nhóm cây trong tổng số cây như sau:
% cơ cấu diện tích = cây Lương thực (hoặc cây khác) = (Diện tích cây Lương thực (hoặc cây khác)/ Tổng diện tích) x 100%
Theo công thức trên ta có bảng kết quả như sau:
Từ bảng kết quả trên ta có biểu đồ:
b, Nhận xét:
- Quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 2002 so với năm 1990 có sự thay đổi là:
- Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm là 6,8%.
- Cây CN diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng tăng 4,9%.
- Các cây khác diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng tăng.
=> Kết luận: ngành trồng trọt của nước ta phát triển theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
Bài 2: Cho bảng số liệu:
Bảng 10.2. Số lượng gia súc, gia cầm và chỉ số tăng trưởng (năm 1990 = 100%)
a) Vẽ trên cùng hệ trục toạ độ bốn đường biểu diễn thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995, 2000 và 2002.
b) Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng. Tại sao đàn trâu không tăng.
Bài làm:
Vẽ biểu đồ:
b, Nhận xét:
- Thời kì 1990 – 2002, số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau.
- Đàn lợn có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng hơn 2,2 lần), kế đó là đàn gia cầm (tăng hơn 2 lần).
- Đàn bò tăng khá (tăng hơn 1,7 lần), đàn trâu không tăng.
Giải thích:
- Đàn gia súc, gia cầm tăng do:
- Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm động vật tăng.
- Nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi được nâng cao.
- Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước.
- Tuy nhiên, số lượng gia súc và gia cầm tăng tuy nhiên lại không giống nhau là bởi vì nhu cầu khác nhau về thị trường, điều kiện phát triển và hiệu quả của chăn nuôi.
- Thịt lợn, trứng và thịt gia cầm là các loại thực phẩm truyền thống và phổ biến của dân cư nước ta.
- Nhờ những thành tựu của ngành sản xuất lương thực, nên nguồn thức ăn cho đàn lợn và đàn gia cầm được đảm bảo tốt hơn.
- Trâu không tăng: vì trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn trâu
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào hình 6.1 hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào?
- Bài 30: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- Dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét?
- Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước.
- Tây Nguyên có những loại cây công nghiệp lâu năm nào quan trọng? Khu vực này có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì giúp các loại cây này phát triển?
- Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu
- Bài 37: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
- Trong các loại hình giao thông ở nước ta, loại hình nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây?
- Vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Vì sao việc phát triển kỉnh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
- Hãy xác định trên hình 9.2 những vùng phân bố rừng chủ yếu?