Bài 42: Địa lí tỉnh (thành phố) (Tiếp)
Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu xong về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của thành phố Hồ Chí Minh. Hôm nay, tiếp tục với bài học địa lí tỉnh (Thành phố), chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về dân cư lao động cũng như nền kinh tế của thành phố này.
A. Kiến thức trọng tâm
III. Dân cư và lao động
1. Gia tăng dân số
- Năm 2002, dân số của thành phố đã lên tới 5.499.217 người và chiếm hơn 6,83% dân số của cả nước.
- Mức gia tăng dân số 1,27%, thấp hơn mức trung bình của cả nước.
- Tỉ lệ gia tăng giảm nhưng dân số tăng lên hằng năm vẫn đông.
2. Kết cấu dân số
- Dân cư chủ yếu là người dân tộc kinh
- Dân số trẻ
- Có một luồng dân số lớn từ các tỉnh thành đổ về thành phố HCM làm việc và sinh sống.
3. Phân bố dân cư
- Mật độ dân số đạt 2.601 người/km2 (năm 2002)
- Dân cư phân bố ko đồng đều giữa khu vực nội thành và ngoại thành (82 % số dân sống ở nội thành)
- Tỉ lệ dân thành thị cao đạt 83,3% năm 2002
4.Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm giáo dục – đào tạo hàng đầu của cả nước.
- Là khu vực tập trung nhiều trường đại học của cả nước.
- Là trung tâm y tế hàng đầu của cả nước với 1 viện nghiên cứu y, 38 bệnh viện và 43 phòng khám khu vực, 10 nhà hộ sin và 303 trạm y tế.
IV. Kinh tế
1.
Đặc điểm chung
- Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh được xếp vào loại lớn nhất so với các tỉn, thành phố khác trong cả nước.
- Năm 2002, GDP của Thành phố Hồ Chí Minh (tính theo giá so sánh năm 1994) đã lên tới 63.689 tỉ đồng, chiếm hơn 20,3% GDP của cả nước.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đang diễn ra tương đối mạnh mẽ.
- Về cơ cấu kinh tế theo ngành, khu vực III và khu vực II chiếm ưu thế tuyệt đối trong GDP. Trong khi đó, khu vực I có vai trò không đáng kể.
Xem thêm bài viết khác
- Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
- Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
- Trong các loại hình giao thông ở nước ta, loại hình nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây?
- Dựa vào hình 20.1 và kiến thức đã học, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.
- Cho những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất một số nông sản ở địa phương em?
- Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002?
- Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
- Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo)
- Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu?
- Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội ( được nêu trong bài ) tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?
- Quan sát hình 20.1, hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng.
- Bài 37: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long