Quan sát hình 38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 135 sgk Địa lí 9
Quan sát hình 38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.
Bài làm:
Vùng biển nước ta gồm có 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
- Nội thủy: vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trơ ra.
- Lãnh hải: có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển; trên thực tế, đó là đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biến 12 hải lí.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng được quy định là 12 hải lí. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp đế bảo vệ an ninh, kiếm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư,...
- Vùng đặc quyền kinh tế: tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. ơ vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không (như Công ước quốc tế về Luật Biển quy định).
- Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biền thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bề ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy được tính cho đến 200 hải lí. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
Xem thêm bài viết khác
- Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối vói sự phát triển kinh tế – xã hội.
- Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo (tiếp)
- Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?
- Quan sát hình 20.1, hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng.
- Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam Địa lí 9 trang 19
- Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
- Những quốc lộ nôi các thành phố này với Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Bài 34: Thực hành phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm Đông Nam Bộ
- Dựa vào hảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết vi sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất?
- Nếu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?
- Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản?
- Bài 9: Sự phát triển và phân số lâm nghiệp, thủy sản