Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào
Câu 2: Trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2
Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.
Bài làm:
- Thái độ của thi sĩ:
"Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn lý thuyết lại văn chơi"
Thi sĩ rất cao hứng đọc văn đọc từ "văn vần" sang "văn xuôi"... cùng đó lại rất đắc ý nên càng đọc thì "văn dài thơ tốt ran cung mây !" càng đọc càng có cảm hứng, càng có cảm xúc nên đọc lại càng hay,kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình. Giọng đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút người nghe.
Thái độ của chư tiên được miêu tả bằng các từ ngữ bộc lộ đa dạng cảm xúc như: nở dạ, lè lưỡi, chau đôi mày, lắng tai đứng, ao ước, tranh nhau dặn…đều thể hiện sự thích thú, hâm mộ, phâm phục, tâm đắc của chư tiên với thi sĩ.
Những lời khen của Trời:
" Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển !"
Cho thấy Trời không tiếc lời khen thơ của thi sĩ, đánh giá cao "văn trần được thế chắc có ít !" không tiếc lời tán thưởng cho thi sĩ.
Cảm nhận về cá tính,niềm khao khát chân thành của thi sĩ qua đoạn thơ:
Một con người có cá tính rất “ngông”: ở cõi trần thân phận nhà văn bị khinh bị, xem thường, văn chương “rẻ như bèo”, Tản Đà tìm đến tận Trời để khẳng định tài năng của mình.
Một con người có ý thức về cá nhân rất cao, dám tự mình khen mình (Trời và Chư tiên tán thưởng thơ Tản Đà, đó chính là nhà thơ tự tán thưởng). Đây không phải là sự tự kiêu, thiếu khiêm tốn trong cái nhìn vốn khiêm cung của xã hội Việt Nam thời phong kiến. Nhưng đây, chính là cái thật, là cá nhân ý thức được tài năng thực sự của mình.
Giọng kể của tác giả hào hứng, phấn chấn, tự hào.
Xem thêm bài viết khác
- Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình ngữ văn 11 kì 2
- Phân tích thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác qua cách lập luận so sánh trong bài điếu văn
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của Đây thôn Vĩ Dạ
- Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận
- Soạn văn bài: Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận
- Những câu hỏi trong bài thơ hướng tới ai và có tác dụng gì trong việc biểu hiện tâm trạng của tác giả
- Khi thấy được áng sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào
- Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và chữ ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau?
- Soạn văn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Soạn văn 11 bài: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt trang 57 sgk
- Thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao
- Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử