Tại sao bờ đông của các đại dương ở vùng chí tuyến lại có mưa nhiều? Ôn tập Địa 10
Tại sao bờ đông của các đại dương ở vùng chí tuyến lại có mưa nhiều? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi còn giúp các em tìm hiểu thêm về dòng biển là gì, phân loại dòng biển, một số dòng biển trên thế giới
Tại sao bờ đông của các đại dương ở vùng chí tuyến lại có mưa nhiều? Địa lí 10
Câu hỏi: Tại sao bờ đông của các đại dương ở vùng chí tuyến lại có mưa nhiều?
A. Vùng có áp thấp
B. Vùng có áp cao
C. Vùng có dòng biển nóng
D. Vùng có dòng biển lạnh
Lời giải:
Đáp án: C. Vùng có dòng biển nóng
Bờ đông của các đại dương ở vùng chí tuyến lại có mưa nhiều là do ảnh hưởng của dòng biển nóng chạy qua
Dòng biển là gì?
Dòng biển Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
Nguyên nhân chính khiến dòng biển xuất hiện là gió. Các loại gió thổi đều đặn và thường xuyên theo một hướng nhất định, ví dụ gió Mậu Dịch hay gió Tây Ôn Đới,… hình thành các dòng biển trong đại dương. Các nhân tố khác như: sự khác biệt giữa nhiệt độ nước biển ở các vĩ độ khác nhau, nồng độ muối hoà tan v.v…tuy cũng có ảnh hưởng đến dòng biển nhưng không đáng kể.
Các dòng biển bề mặt lưu thông chủ yếu nhờ gió, ở bắc bán cầu chúng thường chuyển động theo hình xoắn ốc theo cùng chiều kim đồng hồ, còn nam bán cầu ngược lại do hiệu ứng Coriolis. Tuy nhiên trong một số dòng hải lưu lưu thông bởi gió thì hiệu ứng xoắn ốc Ekman làm cho dòng chảy tạo ra một góc nào đó so với hướng gió.
Các dòng hải lưu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu, do chúng có thể truyền nhiệt cao của nước biển so với không khí, các dòng biển nóng và lạnh góp phần điều tiết sự chênh lệch giữa nhiệt độ các vĩ độ thấp-cao của đại dương:
Phân loại dòng biển
Dòng biển được phân thành 2 loại đó là: Các dòng biển nóng và các dòng biển lạnh.
- Các dòng biển nóng thường phát hai bên Xích đạo, chảy về hướng lục địa chuyển hướng chảy về phía cực. Chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao (mưa nhiều). Ở những nơi có dòng biển nóng đi qua thì nước biển dễ bay hơi (do nhiệt độ nước biển cao) tạo thành mây và gây mưa cho những khu vực gần đó⟶ khí hậu ẩm ướt, nhiều mưa.
- Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 – 40° thuộc khu vực gần bờ đông của đại dương rồi chảy về phía Xích đạo. Hợp với dòng biển nóng tạo thành những vòng hoàn lưu của các đại dương ớ từng bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam theo chiều ngược lại. Chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp (mưa ít). ở những nơi có dòng biển lạnh đi qua (nhiệt độ nước biển thấp) nước không thể bay hơi được và hậu quả là những khu vực gần đó rất ít khi có mưa, ví dụ như là sa mạc Sahara.⟶ khí hậu khô hạn, ít mưa.
- Ở bán cầu Bắc còn có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía Xích đạo.
- Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
Ớ Bắc Ấn Độ Dương về mùa hạ dòng biến nóng cháy theo vòng từ Xri Lan-ca lên vịnh Ben-gan rồi xuống In đô-nê-xi-a, vòng sang phía tây… rồi trở về Xri Lan-ca, về mùa đông dòng nước này chảy theo chiều ngược lại.
- Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương.
- Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.
Một số dòng biển trên thế giới
Ở Đại Tây Dương:
- Dòng biển nóng Gơn- xtrim, dòng biển nóng Guy - an.
- Dòng biển lạnh Grơn len
Ở Thái Bình Dương:
- Dòng biển nóng Cư -ro-si-o, dòng biển nóng Alaxca
- Dòng biển lạnh Califocnia
* Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở nửa cầu Nam:
Ở Đại Tây Dương:
- Dòng biển nóng Braxin
- Dòng biển lạnh Benghena
Ở Thái Bình Dương:
- Dòng biển nóng Đông Úc
- Dòng biển lạnh Pê - ru.
- Thành phần vật chất chủ yếu của nhân trái đất
- Dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn vì?
- Đặc tính nổi bật của gió mùa ở khu vực Nam Á và Đông Nam
- Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng mặt trời có thể chiếu vuông góc
- Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại chí tuyến Bắc vào ngày 22 - 6 là
- Tính góc nhập xạ Vào ngày 22 - 12?
- Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì?
Tại sao bờ đông của các đại dương ở vùng chí tuyến lại có mưa nhiều? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần trả lời câu hỏi chi tiết trên đây sẽ giúp các em nắm chắc nội dung của bài, đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Giải Sinh 10 Bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học KNTT
- Thủy triều lớn nhất khi nào?
- Câu hỏi: Khu vực vị trí gần biển và dòng biển nóng chảy qua có
- Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào
- Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới
- Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng
- So sánh vương quốc Lào và Campuchia?
- Tóm tắt kiến thức Địa lí 10
- Giao thông vận tải là ngành có vai trò rất quan trọng gì
- Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ là
- Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình nào dưới đây?
- Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo?