Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.

101 lượt xem

b) Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.

Bài làm:

  • Khi ông Sáu bồi hồi nhận con thì bé Thu lại tròn mắt ngơ ngác lạ lùng. Bé Ngạc nhiên, sợ hãi vì người đàn ông lạ mặt ôm và tự nhận là ba của bé. Vết sẹo dài trên mặt ông Sáu vì xúc động mà đỏ ứng, giật giật khiến cho bé Thu sợ hãi, khóc và chạy về nhà. Bé nhìn ba như người xa lạ, mặt tái đi chạy đi kêu má làm cho ông Sáu rất đau khổ.
  • Sau đó, bé Thu cự tuyệt mọi sự quan tâm của ông Sáu dành cho mình, ăn nói cộc lốc, trống không với ba. Đỉnh điểm của hành động ngang bướng, kiên quyết không chịu nhận ba của bé Thu là trong bữa ăn gia đình, bé Thu đã hất cái trứng mà ông Sáu gắp vào bát mình.
  • Khi được bà ngoại giải thích, bé Thu đã hiểu ra mọi việc và chịu nhận ông Sáu là ba. Lúc thấy ba chuẩn bị ra đi khuôn mặt bé Thu buồn rầu nghĩ ngợi xa xăm, đằng sau đôi mắt ấy xáo trộn biết bao ý nghĩ. Hình ảnh bé Thu chạy lại nhận ba vào giây phút ông Sáu lên đường là chi tiết cảm động nhất của truyện ngắn này.
  • Qua những hành động, suy nghĩ của bé Thu, người đọc càng thêm xúc động về tình cha con. Bé Thu không chịu nhận ba bởi vì rất yêu ba, người ba trong tiềm thức, suy nghĩ của bé Thu không hề giống với người ba thực tại. Vì vậy hành động chống đối chính là sự bảo vệ hình ảnh người cha trong trái tim mình. Khi nhận ra ông Sáu chính là cha mình, em đã bật khóc nghẹn ngào, hôn ba nó cùng khắp, cổ, vai và kể cả vết thẹo dài trên má.
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Sâu sắc, tinh tế và phù hợp với logic của câu chuyện. Nhà văn như hoá thân vào trong nhân vật để biểu hiện những diễn biến tâm lí của một cô bé tám tuổi một cách chân thật xúc động.
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội