Đọc hai truyện vui dưới đây và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ. Lí giải tại sao:
2. Luyện tập về phương châm hội thoại
a) Đọc hai truyện vui dưới đây và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ. Lí giải tại sao:
(1) Sông Hồng ở đâu?
Trong giờ học môn Địa lí…
Cô giáo: An, em hãy theo dõi trong sách giáo khoa và cho cô biết sông Hồng nằm ở đâu?
Lan: Thưa cô! Ở phần 3 trang 45 của bài ạ!
Cô giáo : !!!
(2) Nói có đầu có đuôi
Ông nhà giàu nọ có anh giúp việc tính rất bộp chộp,gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có cuối gì. Một lần, ông dặn anh ta :
- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì. Họ cười cả ông lẫn mày. Từ nay, nói cái gì cũng cần nói cho có đầu có cuối nghe chưa?
Anh giúp việc vâng vâng rối rít, hứa sẽ nghe lời.
Một hôm ông nhà giàu mặc quần áo đẹp chuẩn bị đi chơi. Ông ta đang ngồi hút thuốc thì thấy anh giúp việc chạy vào lễ phép nói:
- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ dệt lụa. Ông mua lụa về may thành áo. Chiếc áo rất đẹp. Hôm nay ông mặc áo đẹp, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông…
Ông nhà giàu giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.
Bài làm:
(1) Vi phạm phương châm về chất. Câu trả lời của học sinh không đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp.
(2) Vi phạm phương châm về lượng, nói dài dòng, vòng vo, thừa thông tin.
Xem thêm bài viết khác
- Có ý kiến cho rằng bi kịch của những người phụ nữ như Vũ Nương không chỉ xuất hiện trong thời phong kiến mà vẫn còn trong thời đại ngày nay.
- Soạn văn 9 VNEN bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh Soạn Ngữ văn 9 VNEN
- Luyện tập viết bài văn thuyết minh
- Mạch thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền từ lúc bắt đầu (hoàng hôn) đến khi đánh bắt cá (đêm xuống) và trở về (bình minh). Em hãy dựa trên trình tự ấy tìm bố cục bài thơ.
- Phân tích nhân vật ông họa sĩ
- Chỉ ra những từ Hán Việt và nhận xét về cách dùng từ trong bài thơ.
- Đọc đoạn trích sau và liệt kê những thông tin chính về đối tượng được nói tới.
- Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến nhân vật “anh“ đau đớn. Vì sao vậy?
- Hãy tập làm một bài thơ bốn câu theo thể thơ tám chữ với nội dụng và vần nhịp tự chọn để đọc tại lớp.
- Nghĩa gốc của từ mũi là: bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống dùng để thở, ngửi.
- Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,... là nhận xét của ai về nhân vật nào?
- Người lính lái xe hiện lên như thế nào trong bài thơ ( tư thế, bản lĩnh, ý chí, tâm hồn...)