Trắc nghiệm địa lí 8 bài 22: Việt Nam – đất nước, con người
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 22: Việt Nam – đất nước, con người. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nước nào sau đây không có chung biên giới trên đất liền với Việt Nam?
- A. Trung Quốc.
- B. Lào.
- C. Cam-pu-chia.
- D. Thái Lan.
Câu 2: Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta được triển khai từ năm nào?
- A. 1985
- B. 1986
- C. 1987
- D. 1988
Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?
- A. 1993
- B. 1994
- C. 1995
- D. 1996
Câu 4: Lãnh thổ Việt Nam gồm bộ phận:
- A. Phần đất liền
- B. Các đảo và vùng biển
- C. Vùng trời
- D. Cả 3 ý A,B,C.
Câu 5: Việt Nam gắn với châu lục và đại dương nào:
- A. Châu Á và Ấn Độ Dương.
- B. Châu Á và Thái Bình Dương.
- C. Châu Đại Dương và Ấn Độ Dương.
- D. Châu Đại Dương và Thái Bình Dương.
Câu 6: Dựa vào bảng 22. 1. cho biết tỉ trọng ngành kinh tế nào có xu hương giảm dần?
Nông nghiệp | Công nghiệp | Dịch vụ | |||
1990 | 2000 | 1990 | 2000 | 1990 | 2000 |
38,74 | 24,30 | 22,67 | 36,61 | 38,59 | 39,09 |
Bảng 22.1. Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000 (đơn vị %)
- A. Nông nghiệp.
- B. Công nghiệp,
- C. Dịch vụ.
- D. Tất cả đều sai.
Câu 7: Để làm giàu thêm vốn hiểu biết về địa lí ngoài việc đọc kĩ, hiểu và làm tốt bài tập trong sách giáo khoa, các em cần phải:
- A. Sinh hoạt tập thể ngoài trời.
- B. Khảo sát thực tế.
- C. Tham quan, du lịch.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào
- A. 1967
- B. 1984
- C. 1995
- D. 1997
Câu 9: Xây dựng lại đất nước, nhân dân ta có xuất phát điểm:
- A. rất thấp
- B. thấp
- C. cao
- D. rất cao
Câu 10: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm nào?
- A. 1945
- B. 1975
- C. 1986
- D. 1995
Câu 11: Những thành tựu nào không đúng trong sản xuất nông nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê
- A. Sản xuất nông nghiệp lên tục phát triển.
- B. Sản xuất lương thực tăng cao, đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực.
- C. Sản xuất lương thực tăng cao, hiện nay sản lượng lương thực nước ta đứng thứ 2 trên thế giới.
- D. Một số nông sản xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê, cao su, chè, điều và hải sản.
Câu 12: Những thành tựu trong sản xuất công nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê
- A. Sản xuất công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ.
- B. Tỉ trọng của sản xuất công nghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.
- C. Các ngành công nghiệp theo chốt: dầu khí, than, thép, xi, măng, giấy, đường.
- D. Tất cả ý trên.
Câu 13: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam thay đổi như thế nào sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê:
- A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.
- B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.
- C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
- D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
Câu 14: Mục tiêu chiến lược 20 năm 2001-2020 của nước ta:
- A. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- B. Đến năm 2020 nước ta phải đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân.
- C. Đến năm 2020 nước ta phải phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: nguyên tử, hàng không vũ trụ, …
- D. Đến năm 2020, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
Câu 15: Để học tốt môn Địa lí Việt Nam, các em cần làm gì:
- A. Học thuộc tất cả các kiến thức trong SGK.
- B. Làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập.
- C. Học thuộc tất cả các kiến thức và làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập
- D. Ngoài học và làm tốt các bài tập trong sách cần sưu tầm các tài liệu, khảo sát thực tế, du lịch,…
Câu 16: Trong cơ cấu GDP của nước ta (bảng 22.1) năm 1990 và năm 2000, ngành có tỉ trọng tăng dần là:
- A. Nông nghiệp, công nghiệp.
- B. Công nghiệp, dịch vụ.
- C. Nông nghiệp, dịch vụ
- D. Tất cả đều sai.
Câu 17: Cơ cấu kinh tế của nước ta ngày càng cân đối, hợp lí hơn theo hướng:
- A. Kinh tế thị trường.
- B. Định hướng xã hội chủ nghĩa.
- C. Tiến dần tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 18: Mục tiêu tổng quát trong chiến lược năm 2001-2010 của nước ta là:
- A. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- B. Trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- C. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân.
- D. Tất cả đều đúng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á
- Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 2: Khí hậu Châu Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á