Bài 22: Việt Nam – đất nước, con người
Những bài học địa lí Việt Nam mang đến cho các em những hiểu biết cơ bản, hiện đại và cần thiết về thiên nhiên, con người Việt Nam, về sự nghiệp xây dựng bà pháy triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Sau đây, chúng ta cùng đến với bài học đầu tiên về địa lí Việt Nam.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Việt Nam trên bản đồ thế giới
- Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
- Việt Nam nằm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương
- Có chung biên giới trên đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia
- Việt Nam là bộ phận trung tâm tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á về mặt tự nhiên- văn hoá- lịch sử.
- Tự nhiên: tính chất nhiệt ẩm gió mùa
- Lịch sử: Việt Nam có lá cờ đầu trong khu vực chống thực dân Pháp, Nhật, Mỹ giành độc lập dân tộc.
- Văn hoá: Việt Nam có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, gắn bó với khu vực.
2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển
- Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển, hình thành một số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực.
- Công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ, nhất là các ngành then chốt.
- Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lí theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
3. Học địa lí Việt Nam như thế nào
- Đọc kĩ, hiểu và làm tốt các bài tập sách giáo khoa.
- Làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình bằng việc sưu tầm tài liệu, khảo sát thực tế, sinh hoạt tập thể ngoài trời, du lịch…
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Quan sát hình 17.1 hãy cho biết:
Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào?
Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?
Câu 2: Em hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế xã hội nước ta thời gian qua.
Câu 3: Mục tiêu tổng quát của chiến lược 20 năm 2001 – 2020 của nước ta là gì?
Câu 4: Dựa vào bảng 22.1, hãy vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét.
Câu 5: Em hãy sưu tầm một số bài thơ, bài ca dao, bài hát ca ngợi đất nước ta và cùng với các bạn tổ chức sinh hoạt văn hóa theo chủ đề trên.
=> Trắc nghiệm địa lí 8 bài 22: Việt Nam – đất nước, con người
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào bảng 7.2 SGK – trang 22, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét,
- Quan sát hình 19.1, kể tên một số dãy núi và sơn nguyên, đồng bằng ở các châu lục.
- Quan sát hình 20.1, cho biết mỗi châu lục có những đới khí hậu nào?
- Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc.
- Bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực
- Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì.
- Em hãy nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và từ biển mà em biết.
- Vẽ lại bản đồ hành chính Việt Nam (hình 23.2) và điền lên đó các VQG sau đây vào đúng địa bàn các tỉnh, thành phố có các VQG đó
- Thực hành bài 4: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á Địa lí 8 trang 14
- Dựa vào kiến thức đã học, em hãy so sánh thành phần chủng tộc của Châu Á và Châu Âu?
- Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đơn vị bằng sông Cửu Long.
- Địa phương em có những dạng địa hình nào? Chịu sự tác động của ngoại lực nào?