Trắc nghiệm địa lí 8 bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

28 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam chia làm bao nhiêu giai đoạn:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 2: Ba giai đoạn lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam là :

  • A. Giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn hậu Cambri, giai đoạn cổ kiến tạo
  • B. Giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn cổ kiến tạo, giai đoạn Tân kiến tạo
  • C. Giai đoạn Nguyên sinh, giai đoạn cổ sinh, giai đoạn Tân sinh.
  • D. Giai đoạn cổ sinh, giai đoạn Trung sinh, giai đoạn Tân sinh.

Câu 3: Các mảng nền cổ giai đoạn Tiền Cambri ở lãnh thổ nước ta là :

  • A. Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, khối nhô Kon Tum.
  • B. Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung Bắc Trường Sơn, khôi nhô Kon Tum.
  • C. Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung núi sông Mã, khôi nhô Kon Tum.
  • D. Vòm sông Chảy, Bạch Mã, cánh cung Bắc Trường Sơn

Câu 4: Dựa vào hình 25.1, cho biết vào giai đoạn Tiền Cambri các loài sinh vật như thế nào?

  • A. Còn rất ít và đơn giản.
  • B. Phát triển mạnh,
  • C. Phát triển phong phú và hoàn thiện.
  • D. Có sự phát triển của động vật có xương sống

Câu 5: Giai đoạn Tiền Cambri nước ta có những mảng nền nào?

  • A. Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn.
  • B. Sông Mã, Pu Hoạt,
  • C. Kon Tum.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Ở nước ta, vận động Tân kiến tạo (Hi-ma-lay-a) diễn ra cách đây khoảng:

  • A. 15 triệu năm
  • B. 20 triệu năm
  • C. 25 triệu năm
  • D. 30 triệu năm

Câu 7: Giai đoạn nào giới sinh vật phát triển mạnh mẽ và cũng là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần?

  • A. Giai đoạn Tiền Cambri
  • B. Giai đoạn Cổ kiến tạo
  • C. Giai đoạn Tân kiến tạo
  • D. Giai đoạn Trung sinh

Câu 8: Giai đoạn nào có nhiều cuộc vận động tạo núi lớn làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước?

  • A. Giai đoạn Cổ kiến tạo.
  • B. Giai đoạn Tân kiến tạo.
  • C. Giai đoạn chuyển tiếp giữa cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.
  • D. Giai đoạn Tiền Cambri

Câu 9: Các vùng thường có động đất mạnh như Điện Biên, Lai Châu là nơi:

  • A. Có những đứt gãy địa chất sâu.
  • B. Chứng tỏ Tân kiến tạo còn đang hoạt động,
  • C. Vỏ Trái Đất yếu.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 10: Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là:

  • A. Sự xuất hiện các cao nguyên, badan núi lửa.
  • B. Giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện,
  • C. Sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất.
  • D. Hình thành các mỏ khoáng sản

Câu 11: Giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ nước ta là:

  • A. Tiền Cambri
  • B. Cổ sinh
  • C. Trung sinh
  • D. Tân kiến tạo

Câu 12: Đặc điểm sinh vật trong giai đoạn Tiền Cambri:

  • A. Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản.
  • B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
  • C. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ.
  • D. Giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện.

Câu 13: Giai đoạn Cổ kiến tạo kéo dài bao nhiêu năm:

  • A. 542 triệu năm
  • B. 500 triệu năm
  • C. 65 triệu năm
  • D. 25 triệu năm.

Câu 14: Đặc điểm không phải trong giai đoạn Tiền Cambri:

  • A. Phần đất liền nước ta là những mảng nền cổ còn nằm trải rác trên mặt biển nguyên thủy.
  • B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ.
  • C. Trong giai đoạn nay có nhiều vận động kiến tạo lớn.
  • D. Giai đoạn này đã hình thành các mỏ than.

Câu 15: Vận động tạo núi nào sau đây không trong giai đoạn Cổ kiến tạo

  • A. Ca-nê-đô-ni
  • B. Hi-ma-lay-a
  • C. In-đô-xi-ni
  • D. Hec-xi-ni

Câu 16: Vận động tạo núi nào sau đây trong giai đoạn Tân kiến tạo

  • A. Ca-nê-đô-ni
  • B. Hec-xi-ni
  • C. In-đô-xi-ni
  • D. Hi-ma-lay-a

Câu 17: Đặc điểm địa hình của nước ta trong giai đoạn Tân kiến tạo

  • A. Phần đất liền nước ta là những mảng nền cổ còn nằm trải rác trên mặt biển nguyên thủy.
  • B. Địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp trở thành những bề mặt san bằng.
  • C. Hình thành các khối núi đá vôi hùng vĩ cùng với những bể than ở miền Bắc.
  • D. Quá trình nâng cao địa hình làm cho sông ngòi trẻ lại và hoạt động mạnh mẽ. đồi núi được nâng cao và mở rộng.

Câu 18 : Các đồng bằng lớn ở Việt Nam được hình thành trong giai đoạn:

  • A. Tiền Cambri
  • B. Cổ sinh
  • C. Trung sinh
  • D. Tân kiến tạo
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội