Trắc nghiệm địa lí 8 bài 29: Đặc điểm khu vực địa hình

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 29: Đặc điểm khu vực địa hình. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Địa hình vùng núi Đông Bắc nổi bật với bốn cánh cung lớn theo thứ tự từ Tây sang Đông là

  • A. Cánh cung sông Gâm, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Đồng Triều
  • B. Cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Đồng Triều
  • C. Cánh cung Bắc Sơn, cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Đồng Triều
  • D. Cánh cung Ngân Sơn, Cánh cung sông Gâm, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Đồng Triều

Câu 2: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Đông Bắc là

  • A. Tây bắc-đông nam
  • B. Vòng cung
  • C. Tây-đông
  • D. Đông bắc-tây nam

Câu 3: Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi:

  • A. Thấp
  • B. Trung bình
  • C. Khá cao
  • D. Cao

Câu 4: Đỉnh núi cao nhất của Hoàng Liên Sơn là:

  • A. Phu Luông.
  • B. PuTra.
  • C. Phan-xi-păng.
  • D. Pu Si Cung.

Câu 5: Trường Sơn Bắc là vùng núi:

  • A. Thấp.
  • B. Có hai sườn không đối xứng,
  • C. Hướng tây bắc - đông nam.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Đèo Lao Bảo nằm ở vùng nào của nước ta?

  • A. Nằm trên đường số 9. biên giới Việt - Lào.
  • B. Giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình
  • C. Giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
  • D.Giữa Ninh Bình và Thanh Hóa

Câu 7: Đèo Ngang nằm giữa các tỉnh nào?

  • A. Nghệ An, Hà Tĩnh
  • B. Hà Tĩnh, Quảng Bình
  • C. Quảng Bình, Quảng Trị
  • D. Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Câu 8: Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển nào với độ sâu không quá 100m?

  • A. Vùng biển Bắc Bộ
  • B. Vùng biển Nam Bộ.
  • C. Vùng biển Trung Bộ
  • D. Vùng biển Bắc Bộ và Vùng biển Nam Bộ.

Câu 9: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Tây Bắc là

  • A. Tây bắc-đông nam
  • B. Vòng cung
  • C. Tây-đông
  • D. Đông bắc-tây nam

Câu 9: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai con sông:

  • A. Sông Hồng và sông Mã
  • B. Sông Hồng và sông Cả
  • C. Sông Đà và sông Mã
  • D. Sông Đà và sông Cả

Câu 10: Đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc:

  • A. Vùng đồi núi thấp nổi bật là các cánh cung lớn.
  • B. Vùng núi cao và những cao nguyên đá vôi nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam.
  • C. Vùng núi thấp có hai sường không đối xứng, sườn phía đông hẹp và dốc.
  • D. Vùng đồi núi và các cao nguyên badan xếp tầng rộng lớn.

Câu 11: Địa hình cacxto tập trung nhiều ở miền nào:

  • A. Miền Bắc
  • B. Miền Trung
  • C. Miền Nam
  • D. Tây Nguyên

Câu 12: Đồng bằng lớn nhất nước ta:

  • A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng
  • B. Đồng bằng duyên hải miền Trung
  • C. Đồng bằng giữa núi vùng Tây Bắc
  • D. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long

Câu 13: Đặc điểm nổi bật của vùng núi Đông Bắc:

  • A. Có những cánh cung núi lớn.
  • B. Vùng đồi (trung du) phát triển rộng,
  • C. Phổ biến là địa hình cácxtơ.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 14: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng nào của nước ta?

  • A. Vùng Đông Bắc
  • B. Vùng Tây Bắc.
  • C. Vùng Tây Nam Bộ
  • D. Vùng Bắc Trung Bộ

Câu 15: Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là:

  • A. Cao trung bình 2-3m, vào mùa lũ có nhiều ô trũng rộng lớn bị ngập nước.
  • B. Là những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao.
  • C. Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng.
  • D. Được chia thành nhiều đồng bằng nhỏ.

Câu 16: Bờ biển nước ta dài bao nhiêu km?

  • A. 2260 km
  • B. 3260 km
  • C. 2360 km
  • D. 3620 km

Câu 17: Đăc điểm bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu:

  • A. Rất khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.
  • B. Có nhiều bãi bùn rộng.
  • C. Là kiểu bờ biển bồi tụ.
  • D. Diện tích rững ngập mặn phát triển.

Câu 18 : Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển:

  • A. Vùng biển Bắc Bộ và Trung Bộ
  • B. Vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ.
  • C. Vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ.
  • D. Vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 29: Đặc điểm khu vực địa hình


  • 65 lượt xem