Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Địa hình là kết quả tác động của nhân tố nào?
- A. Nội lực.
- B. Ngoại lực
- C. Con người.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Núi Ngọc Linh (2598m) thuộc dãy:
- A. Trường Sơn Bắc.
- B. Trường Sơn Nam.
- C. Hoàng Liên Sơn.
- D. Tất cả đều sai.
Câu 3: Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm cho địa hình nước ta:
- A. Nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- B. Thấp dần từ nội địa ra biển,
- C. Núi non, sông ngòi trẻ lại.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức đã học, hãy cho biết các đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là những núi nào sau đây?
- A. Đồ Sơn, Con Voi.
- B. Bà Đen, Bảy núi.
- C. Tam Điệp, Sầm Sơn.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Dựa vào Atlat hoặc bản đồ địa hình, cho biết ãdy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc - đông nam ở nước ta là:
- A. Hoàng Liên Sơn.
- B. Trường Sơn Bắc.
- C. Pu Đen Đinh
- D. Ngân Sơn
Câu 6: Các sông nào sau đây không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?
- A. Sông Thu Bồn, sông Đại.
- B. Sông Mã, sông Cả.
- C. Sông Hồng, sông Đà.
- D. Sông Tiền, sông Hậu.
Câu 7: Ở nước ta, phần đất liền có địa hình thấp dưới 1000m chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích lãnh thổ?
- A. 65%
- B. 75%
- C. 85%
- D. 95%
Câu 8: Địa hình vùng núi Đông Bắc nổi bật với bốn cánh cung lớn theo thứ tự từ Tây sang Đông là
- A. Cánh cung sông Gâm, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Đồng Triều
- B. Cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Đồng Triều
- C. Cánh cung Bắc Sơn, cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Đồng Triều
- D. Cánh cung Ngân Sơn, Cánh cung sông Gâm, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Đồng Triều
Câu 9: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Đông Bắc là
- A. Tây bắc-đông nam
- B. Vòng cung
- C. Tây-đông
- D. Đông bắc-tây nam
Câu 10: Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi:
- A. Thấp
- B. Trung bình
- C. Khá cao
- D. Cao
Câu 11: Đỉnh núi cao nhất của Hoàng Liên Sơn là:
- A. Phu Luông.
- B. PuTra.
- C. Phan-xi-păng.
- D. Pu Si Cung.
Câu 12: Trường Sơn Bắc là vùng núi:
- A. Thấp.
- B. Có hai sườn không đối xứng,
- C. Hướng tây bắc - đông nam.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 13: Đèo Lao Bảo nằm ở vùng nào của nước ta?
- A. Nằm trên đường số 9. biên giới Việt - Lào.
- B. Giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình
- C. Giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
- D.Giữa Ninh Bình và Thanh Hóa
Câu 14: Đèo Ngang nằm giữa các tỉnh nào?
- A. Nghệ An, Hà Tĩnh
- B. Hà Tĩnh, Quảng Bình
- C. Quảng Bình, Quảng Trị
- D. Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
Câu 15: Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển nào với độ sâu không quá 100m?
- A. Vùng biển Bắc Bộ
- B. Vùng biển Nam Bộ.
- C. Vùng biển Trung Bộ
- D. Vùng biển Bắc Bộ và Vùng biển Nam Bộ.
Câu 16: Miền nào ở nước ta thời tiết thay đổi nhanh chóng trong ngày
- A. Miền đồng bằng
- B. Miền núi cao
- C. Miền hải đảo
- D. Miền ven biển
Câu 17: Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện:
- A. Nhiêt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC.
- B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt.
- C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.
- D. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.
Câu 18: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:
- A. Hoàng Liên Sơn
- B. Trường Sơn Bắc
- C. Bạch Mã
- D. Trường Sơn Nam.
Câu 19: Đặc điểm các mùa ở Việt Nam là
- A. Mùa đông mưa ấm, mùa hạ khô nóng
- B. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm
- C. Một năm chia thành bốn mùa rõ rệt
- D. Mùa đông lạnh ẩm, mùa hạ khô nóng
Câu 20: Nhân tố nào làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
- A. Vị trí địa lí
- B. Địa hình
- C. Hoàn lưu gió mùa
- D. Tất cả đều đúng
Câu 21: Ở nước ta vào nửa đầu mùa đông gió mùa mùa đông thổi hướng đông bắc gây ra thời tiết:
- A. Lạnh khô.
- B. Lạnh ẩm.
- C. Nóng ẩm.
- D. Khô nóng
Câu 22: Các địa điểm Quang Hà (Bắc Giang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Huế thường có mưa lớn do:
- A. Độ ẩm không khí cao.
- B. Nằm nơi địa hình chắn gió.
- C. Ảnh hưởng của biển.
- D. Đón gió mùa Đông Bắc lạnh
Câu 23: Miền khí hậu nào có mùa mưa lệch về thu đông?
- A. Miền khí hậu phía Bắc (từ vĩ tuyến 18°B trở ra).
- B. Miền khí hậu phía Nam (Nam Bộ và Tây Nguyên).
- C. Miền khí hậu Đông Trường Sơn (từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh).
- D. Miền khí hậu biển Đông Việt Nam.
Câu 24: Theo chế độ gió mùa, nước ta có hai mùa gió có hướng:
- A. Đông Bắc và Tây Nam
- B. Bắc và Nam
- C. Tây Bắc và Đông Nam
- D. Đông và Tây
Câu 25: Gió mùa mùa đông là sự hoạt động mạnh mẽ của gió có hướng
- A. Tây Nam
- B. Đông Bắc
- C. Tây Bắc
- D. Đông Nam
Câu 26: Ảnh hưởng của gió mà mùa đông đối với khí hậu miền Bắc:
- A. Nóng ẩm, mưa nhiều
- B. Nóng, khô, ít mưa
- C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm
- D. Lạnh và khô
Câu 27: Đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau:
- A. Nóng ẩm, mưa nhiều
- B. Nóng, khô, ít mưa
- C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm
- D. Lạnh và khô
Câu 28: Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào thời gian nào?
- A. Từ tháng 10 đến tháng 3.
- B. Từ tháng 11 đến tháng 4.
- C. Từ tháng 12 đến tháng 5.
- D. Từ tháng 4 đến tháng 9.
Câu 29: Mưa ngâu thường diễn ra ở ở khu vực nào ở khu vực nào :
- A. Tây Bắc
- B. Đồng bằng Bắc Bộ
- C. Bắc Trung Bộ
- D. Nam Bộ
Câu 30: Nhận xét nào đúng về diễn biễn của bão nhiệt đới ở nước ta:
- A. Nước ta ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới.
- B. Bão nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta quanh năm.
- C. Mùa bão nước ta diễn ra chậm dần từ bắc vào nam.
- D. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cảu bão là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 31: Khí hậu đã mang lại những thuận lợi :
- A. Thuận lợi cho sinh vật phát triển quanh năm.
- B. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, hình thành các vùng chuyên canh.
- C. Các hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 32: Đặc điểm nào sau đây không đúng về sông ngòi nước ta
- A. Sông có nhiều giá trị: thủy lợi, khai thác thủy sản, phát triển thủy điện, du lịch..
- B. Sông ngòi phân bố không đều trên khắp lãnh thổ
- C. Một số sông đóng băng vào mùa đông
- D. Sông ngòi có chế độ nước phân thành mùa lũ và mùa cạn
Câu 33: Nước ta có nhiều sông suối, phần lớn là:
- A. Sông nhỏ, ngắn, dốc.
- B. Sông dài, nhiều phù sa bồi đắp.
- C. Thuộc loại trung bình, mạng lưới sông dày đặc.
- D. Sông bắt nguồn từ trong nước
Câu 34: Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng nào?
- A. Tây bắc - đông nam.
- B. Vòng cung.
- C. Hướng tây - đông.
- D. Tây bắc - đông nam và vòng cung
Câu 35: Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm:
- A. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt.
- B. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, chủ yếu là các sông lớn.
- C. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, phân bố rông khắp.
- D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.
Câu 36: Chế độ nước của sông ngòi nước ta:
- A. Sông ngòi đầy nước quanh năm
- B. Lũ vào thời kì mùa xuân.
- C. Hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- D. Sông ngòi nhiều nước nhưng càng vè hạ lưu thì lượng nước càng giảm.
Câu 37: Hồ Hòa Bình nằm trên sông nào?
- A. Sông Mã.
- B. Sông Hồng,
- C. Sông Đà.
- D. Sông Chảy.
Câu 38: Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông nào?
- A. Sông Ba.
- B. Sông Sài Gòn.
- C. Sông Đồng Nai.
- D. Sông La Ngà.
Câu 39: Hệ thống sông không chảy theo hướng vòng cung và hướng tây bắc –đông nam của là
- A. Sông Kì Cùng-Bằng Giang
- B. Sông Hồng
- C. Sông Mã
- D. Sông Cả
Câu 40: Sông chảy theo hướng vòng cung là
- A. Sông Chảy
- B. Sông Mã
- C. Sông Gâm
- D. Sông Mê Công
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 9: Khu vực Tây Nam Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 8: Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước Châu Á
- Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 14: Đông Nam Á- đất liền và hải đảo