Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 2)
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn GDCD 12. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
- A. Trực tiếp.
- B. Phổ thông.
- C. Bình đẳng.
- D. Bỏ phiếu kín.
Câu 2: Quyền học tập của công dân có nghĩa là công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào theo
- A. Nguyên vọng, yêu cầu của gia đình, dòng họ.
- B. Khả năng, sở thích và điều kiện bản thân.
- C. Xu hướng, yêu cầu về việc làm của xã hội.
- D. Gợi ý từ bạn bè, người thân.
Câu 3: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào dưới đây?
- A. Dân chủ tập trung.
- B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
- C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.
- D. Trực tiếp, thẳng thắn, thực tế.
Câu 4: Công dân có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững là nội dung được quy định trong
- A. Luật Hôn nhân gia đình và Pháp lệnh dân số.
- B. Hiến pháp và Luật Hôn nhân gia đình.
- C. Pháp lệnh dân số.
- D. Hiến pháp và Pháp lệnh dân số.
Câu 5: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của:
- A. Mọi cơ quan đoàn thể.
- B. Riêng cán bộ kiểm lâm.
- C. Mọi tổ chức, cá nhân.
- D. Cán bộ công chức Nhà nước.
Câu 6: Pháp luật trừng phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm bản quyền tác giả là để làm gì đối với quyền sáng tạo của công dân ?
- A. Bảo đảm .
- B. Thừa nhận.
- C. Khuyến khích.
- D. Bảo vệ.
Câu 7: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử chính là:
- A. Quyền quản lí xã hội.
- B. Quyền khiếu nại và tố cáo.
- C. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.
- D. Quyền quản lí nhà nước.
Câu 8: Tự do kinh doanh là quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào?
- A. Văn hóa.
- B. Y tế.
- C. Giáo dục.
- D. Kinh tế.
Câu 9: Câu có nội dung đúng về bảo vệ môi trường là ?
- A. Cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước lợ nuôi tôm có giá trị kinh tế nhưng có hại cho môi trường.
- B. Ở những nơi nhiều ao, hồ, sông, suối không cần tiết kiệm nước.
- C. Dùng nhiều phân hóa học sẽ tốt cho đất.
- D. Lấp vùng đầm lầy rộng lớn để xây dựng khu dân cư mới là làm cho môi trường sạch, đẹp.
Câu 10: Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, công ty CP đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của công ty CP là ?
- A. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
- B. Phòng chống sự cố môi trường.
- C. Ứng phó sự cố môi trường.
- D. Đánh giá thiệt hại môi trường.
Câu 11: Trong hệ thống giáo dục nước ta, cấp học nào là cấp học nền tảng ?
- A. Trung học phổ thông.
- B. Trung học cơ sở.
- C. Mầm non.
- D. Tiểu học.
Câu 12: Sau khi phát hiện ra hộp sữa vừa mới mua ở siêu thị đã hết hạn sử dụng, anh X quay lại để trình bày. Lãnh đạo siêu thị đã tiếp nhận sự việc, xin lỗi và bồi thường sản phẩm. Việc làm này của siêu thị là thể hiện nhiệm vụ nào của người sản xuất, kinh doanh?
- A. Nộp thuế đầy đủ.
- B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- C. Thực hiện nghĩa vụ cộng đồng.
- D. Bảo vệ môi trường.
Câu 13: Chị A đến công ty sau khi nghỉ chế độ thai sản theo quy định của PL thì được giám đốc công ty cho biết: chị đã bị chấm dứt hợp đồng lao động. Để bảo vệ quyền lợi của mình, chị A nên thực hiện hành vi nào dưới đây:
- A. Tố cáo công ty vì đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
- B. Buộc công ty bồi thường thiệt hại theo HĐ.
- C. Buộc công ty bồi thường và làm theo HĐ.
- D. Khiếu nại đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Câu 14: Ở nước ta, chiến dịch giờ trái đất năm 2017 được thực hiện vào ngày tháng nào?
- A. Ngày 24 tháng 3.
- B. Ngày 26 tháng 3.
- C. Ngày 25 tháng 3.
- D. Ngày 27 tháng 3.
Câu 15: Bạn Hoà không đủ điểm để xét tuyển vào trường đại học theo hệ chính quy. Bạn cho rằng mình không còn cơ hội học tập nữa. Theo em Hoà có thể thực hiện quyền học tập nữa không?
- A. Có thể học theo các hình thức khác nhau
- B. Có thể học không hạn chế
- C. Có thể chọn bất cứ cơ sở giáo dục nào mà mình muốn
- D. Có thể học bất cứ ngành nghề nào mình thích
Câu 16: Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, an ninh dân là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là lực lượng
- A. quân đội nhân dân và công an nhân dân.
- B. dân quân tự vệ.
- C. công an nhân dân và bộ đội biên phòng.
- D. bộ đội biên phòng.
Câu 17: Anh B là người dân tộc thiểu số đang làm việc tại Hà Nội. Vừa qua, anh có tham gia ứng cử HĐND Quận nhưng bị gạt khỏi danh sách vì là người dân tộc thiểu số, không phải là người địa phương. Trường hợp này, anh B nên sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích của anh:
- A. Quyền bình đẳng.
- B. Quyền ứng cử.
- C. Quyền tố cáo.
- D. Quyền khiếu nại.
Câu 18: Khi không còn yêu nhau nữa, K đã đăng những hình ảnh riêng tư giữa mình với người yêu L lên mạng nhằm tống tiền. Trong trường hợp này, L nên làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?
- A. Im lặng coi như không biết gì.
- B. Đưa tiền cho K để những hình ảnh riêng tư được gỡ xuống.
- C. Tố cáo ngay việc làm của K với cơ quan có thẩm quyền.
- D. Thông báo với bạn bè biết về sự thật.
Câu 19: D có năng khiếu về hội họa và đã giành Giải thưởng Quốc gia về sáng tác tranh nên D được tuyển thẳng vào Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Vậy D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
- B. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
- C. Được phát triển tinh thần, trí tuệ.
- D. Tự do sáng tác văn học nghệ thuật.
Câu 20: Để thực hiện quan điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, Nhà nước ta cần thực hiện chính sách nào dưới đây?
- A. Thực hiện chính sách học phí cho các đối tượng chính sách.
- B. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
- C. Đãi ngộ xứng đáng đối với người có công hiến quan trọng cho đất nước.
- D. Bảo vệ quyền phát minh, sáng chế đối với các công trình nghiên cứu.
Câu 21: Chủ thể nào dưới đây có quyền tố cáo?
- A. Công dân.
- B. Cơ quan nhà nước.
- C. Tổ chức.
- D. Ban lãnh đạo cơ quan.
Câu 22: Một nhóm các bạn học sinh lớp 12 đang bàn tán về việc liệu học sinh đang học lớp 12 có phải đăng kí nghĩa vụ quân sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
- A. Học sinh, sinh viên không phải đăng kí.
- B. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng kí.
- C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng kí.
- D. Học sinh lớp 12 phải đăng kí.
Câu 23: C là học sinh lớp 10 nhưng đã xây dựng được phần mềm học môn Lịch sử giúp nhiều học sinh yêu thích môn Lịch sử. Trong trường hợp này, C đã phát huy quyền nào dưới đây?
- A. Quyền sáng tạo.
- B. Quyền học tập.
- C. Quyền phát triển.
- D. Quyền lao động.
Câu 24: Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội bằng việc làm nào dưới đây ?
- A. Tuyên truyền các chương trình hành động của Đoàn.
- B. Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
- C. Tham gia các hoạt động nhân đạo trong nhà trường.
- D. Góp ý kiến xây dựng các dự thảo luật liên quan đến học sinh.
Câu 25: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về quyền bầu cử, ứng cử của công dân?
- A. Không phân biệt trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
- B. Không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo.
- C. Không phân biệt tình trạng pháp lý.
- D. Không phân biệt người ốm đau, già yếu, tàn tật.
Câu 26: Quyền tự do kinh doanh được hiểu là mọi công dân được tự do
- A. kinh doanh trong mọi ngành, nghề.
- B. kinh doanh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định.
- C. thực hiện kinh doanh bất kì mặt hàng nào.
- D. mở rộng quy mô và hình thức kinh doanh.
Câu 27: Các công dân từ đủ 21 tuổi trở lên, không vi phạm các điều cấm và có khả năng, trách nhiệm với cử tri đều có thể ứng cử hoặc được cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội
- A. Giới thiệu ứng cử.
- B. Đề bạt.
- C. Đề cử.
- D. Chọn lựa.
Câu 28: T đang là học sinh tiểu học, nhiều lần chứng kiến bạn P làm thuê ở một cửa hàng bán chè bị ông bà chủ mắng chửi, đánh đập rất nặng. T có quyền tố cáo với cơ quan công an không ? Vì sao ?
- A. Có, vì tố cáo là quyền của mọi công dân.
- B. Có, vì học sinh tiểu học đã đủ tuổi được quyền tố cáo.
- C. Không, vì trẻ em không có quyền tố cáo.
- D. Không, vì tố cáo là điều không có lợi cho trẻ em.
Câu 29: Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Nội dung này thể hiện quyền
- A. dân chủ của công dân.
- B. sáng tạo của công dân.
- C. học tập của công dân.
- D. phát triển của công dân.
Câu 30: H là một người khuyết tật nhưng em luôn nỗ lực vượt lên số phận. Em đã đạt huy chương Vàng môn cử tạ tại Paragame. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền gì dưới đây?
- A. Quyền sáng tạo.
- B. Quyền lao động.
- C. Quyền phát triển.
- D. Quyền học tập.
Câu 31: Theo quy định của pháp luật, đối với các doanh nghiệp khác nhau thì mức thuế
- A. bằng nhau.
- B. tương đương nhau.
- C. giống nhau.
- D. khác nhau.
Câu 32: Quyền nào sau đây không thuộc quyền dân chủ của công dân ?
- A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- B. Quyền khiếu nại, tố cáo.
- C. Quyền bầu cử, ứng cử.
- D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 33: Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện
- A. công bằng xã hội trong giáo dục.
- B. chủ trương phát triển giáo dục.
- C. định hướng đổi mới giáo dục.
- D. sự quan tâm trong giáo dục.
Câu 34: Chủ thể nào dưới đây được quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội?
- A. Mọi công dân.
- B. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
- C. Cán bộ, công chức.
- D. Đại biểu Quốc hội.
Câu 35: Thực hiện chính sách giúp đỡ học sinh nghèo, con em liệt sĩ, thương binh, trẻ tàn tật,… Nhà nước thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Tự do lựa chọn ngành nghề.
- B. Học thường xuyên.
- C. Đối xử bình đẳng trong học tập.
- D. Học không hạn chế.
Câu 36: Những học sinh giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học. Điều này thể hiện quyền
- A. sáng tạo của công dân.
- B. phát triển của công dân.
- C. học tập của công dân.
- D. bình đẳng của công dân.
Câu 37: Thảo luận và biểu quyết các các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở phạm vi nào sau đây?
- A. Phạm vi cơ sở.
- B. Phạm vi địa phương.
- C. Phạm vi cơ sở và địa phương.
- D. Phạm vi cả nước.
Câu 38: Trong xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa hiện nay, mỗi một quốc gia nên chọn con đường phát triển đất nước theo hướng nào ?
- A. Sáng tạo.
- B. Bền vững.
- C. Năng động.
- D. Liên tục.
Câu 39: Ngày 28.12.2012, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Việc làm này đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
- B. Đóng góp ý kiến về các văn bản luật.
- C. Biểu quyết các vấn đề trọng đại của đất nước.
- D. Tự do ngôn luận.
Câu 40: Năm nay tuy đã 90 tuổi, nhưng ông M vẫn còn thích học. Ông đăng kí lớp học về nghệ thuật khiêu vũ. Các con cháu của ông ra sức ngăn cản với nhiều lí do. Lí do nào dưới đây là trái với quy định của pháp luật ?
- A. Không còn quyền học tập nữa.
- B. Tuổi tác đã cao.
- C. Không còn khả năng học tập.
- D. Học thêm chẳng để làm gì.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm bài 4 GDCD 12 (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 8)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 1)
- GDCD 12: Bộ 15 đề thi kiểm tra học kì 2 dạng trắc nghiệm (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 4)