Trắc nghiệm hóa 9 bài 3: Tính chất hóa học của axit
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 9 bài 3: Tính chất hóa học của axit. Khái quát về sự phân loại oxit.. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cho một mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch NaOH. Thêm từ từ dung dịch HCl vào cho đến dư ta thấy màu giấy quì:
- A. Màu đỏ không thay đổi
- B. Màu đỏ chuyển dần sang xanh.
- C. Màu xanh không thay đổi
- D. Màu xanh chuyển dần sang đỏ.
Câu 2: Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:
- A. Màu đỏ mất dần.
- B. Không có sự thay đổi màu
- C. Màu đỏ từ từ xuất hiện.
- D. Màu xanh từ từ xuất hiện.
Câu 3: Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro?
- A. NaOH
- B. Fe
- C. CaO
- D. CO2
Câu 4: Tính chất hóa học nào không phải của axit
- A. Tác dụng với kim loại
- B. Tác dụng với muối
- C. Tác dụng với oxit axit
- D. Tác dụng với oxit bazơ
Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:
- A. K2SO4
- B. Ba(OH)2
- C. NaCl
- D. NaNO3
Câu 6: Kim loại X tác dụng với HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro qua oxit của kim loại Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là:
- A. Cu , Ca
- B. Pb , Cu .
- C. Pb , Ca
- D. Ag , Cu
Câu 7: Dung dịch tác dụng với CuO tạo ra sản phẩm là dung dịch có màu xanh lam:
- A. Dung dịch NaOH
- B. Dung dịch Na2CO3
- C. Dung dịch HCl
- D. Dung dịch Ca(OH)2
Câu 8: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
- A. Fe, Cu, Mg
- B. Zn, Fe, Cu
- C. Zn, Fe, Al.
- D. Fe, Zn, Ag
Câu 9: Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch : HCl, HNO3, H2SO4 đựng trong 3 lọ khác nhau đã mất nhãn. Các thuốc thử dùng để nhận biết được chúng là:
- A. Dung dịch AgNO3 và giấy quì tím.
- B. Dung dịch BaCl2 và dung dịch AgNO3
- C. Dùng quì tím và dung dịch NaOH
- D. Dung dịch BaCl2 và dung dịch phenolphtalein.
Câu 10: Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:
- A. Na2O, SO3, CO2.
- B. K2O, P2O5, CaO
- C. BaO, SO3, P2O5
- D. CaO, BaO, Na2O
Câu 11: Giấy qùi tím chuyển sang màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ:
- A. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH
- B. 1 mol HCl và 1 mol KOH
- C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl
- D. 1 mol H2SO4 và 1,7 mol NaOH
Câu 12: Dùng quì tím để phân biệt được cặp chất nào sau đây:
- A. Dung dịch HCl và dung dịch KOH.
- B. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4
- C. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl.
- D. Dung dịch NaOH và dung dịch KOH.
Câu 13: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:
- A. Mg
- B. CaCO3
- C. MgCO3
- D. Na2SO3
Câu 14: Cho phản ứng: BaCO3 + 2X
X và Y lần lượt là:
- A. H2SO4 và BaSO4
- B. HCl và BaCl2
- C. H3PO4 và Ba3(PO4)2
- D. H2SO4 và BaCl2
Câu 15: CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành
- A. Dung dịch không màu.
- B. Dung dịch có màu lục nhạt.
- C. Dung dịch có màu xanh lam.
- D. Dung dịch có màu vàng nâu.
Câu 16: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí:
- A. BaO, Fe, CaCO3
- B. Al, MgO, KOH
- C. Na2SO3, CaCO3, Zn
- D. Zn, Fe2O3, Na2SO3
Câu 17 Dung dịch A có pH < 7 và tạo ra kết tủa khi tác dụng với dung dịch Bari nitrat Ba(NO3)2 . Chất A là:
- A. HCl
- B. Na2SO4
- C. H2SO4
- D. Ca(OH)2
Câu 18: MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
- A. Chất khí cháy được trong không khí
- B. Chất khí làm vẫn đục nước vôi trong.
- C. Chất khí duy trì sự cháy và sự sống.
- D. Chất khí không tan trong nước.
Câu 19: Có 4 ống nghiệm đựng các dung dịch: Ba(NO3)2, KOH, HCl, (NH4)2CO3. Dùng thêm hóa chất nào sau đây để nhận biết được chúng?
- A. Quỳ tím
- B. Dung dịch phenolphtalein
- C. CO2
- D. Dung dịch NaOH
Câu 20: Thuốc thử dùng để nhận biết 4 chất: HNO3, Ba(OH)2, NaCl, NaNO3 đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn là:
- A. Dùng quì tím và dung dịch Ba(NO3)2.
- B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3.
- C. Dùng quì tím và dung dịch AgNO3 .
- D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch Ba(NO3)2.
Câu 21: Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:
- A. 61,9% và 38,1%
- B. 63% và 37%
- C. 61,5% và 38,5%
- D. 65% và 35%
Câu 22: Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M.
Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
- A. 2,5 lít
- B. 0,25 lít
- C.3,5 lít
- D. 1,5 lít
Câu 23: Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:
- A. 61,9% và 38,1%
- B. 63% và 37%
- C. 61,5% và 38,5%
- D. 65% và 35%
Câu 24: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(NO3)2 1M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng lần lượt là:
- A. H2SO4 1M và HNO3 0,5M.
- B. BaSO4 0,5M và HNO3 1M.
- C. HNO3 0,5M và Ba(NO3)2 0,5M.
- D. H2SO4 0,5M và HNO3
Câu 25: Chỉ dùng dung dịch H
- A. KOH, K
CO$_{3}$, NaHSO$_{3}$ - B. NaCl, FeSO
, Ba(NO$_{3})_{2}$ - C. Ca(OH)
, NaNO$_{3}$, KCl - D. K
CO$_{3}$, K SO$_{4}$, Ba(HCO$_{3})_{2}$
=> Kiến thức Giải bài 3 hóa học 9: Tính chất hóa học của axit
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm hóa 9 bài 2: Một số oxit quan trọng (tiết 2)
- Trắc nghiệm hoá 9 chương 4: Hidrocacbon. Nhiên liệu (P2)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn hóa học 9 lên 10 (đề 8)
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 5: Luyện tập Tính chất hóa học của oxit và axit
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn hóa học 9 lên 10 (đề 9)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn hóa học 9 lên 10 (đề 5)
- Trắc nghiệm hoá 9 chương 1: Các loại hợp chất vô cơ (P2)
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 18: Nhôm
- Trắc nghiệm hoá 9 chương 5: Dẫn xuất của Hidrocacbon. Polime (P3)
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 39: Benzzen
- Trắc nghiệm hoá 9 chương 5: Dẫn xuất của Hidrocacbon. Polime (P1)
- Trắc nghiệm Hoá học 9 học kì I (P2)