Trắc nghiệm Hoá học 9 học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khí nào sau đây Không duy trì sự sống và sự cháy ?
- A. CO
- B. O2
- C. N2
- D. CO2
Câu 2: Dãy oxit nào sau đây tác dụng được với dung dịch bazo?
- A. K2O, SO, CO, CuO
- B. SO, CO, SO$_{3}$, NO
- C. SO, CO, NO$_{5}$, FeO
- D. SO, CO$_{2}$, Al$_{2}$O, P$_{2}$O$_{5}$
Câu 3: Cho cùng một lượng sắt và kẽm tác dụng hết với axit clohiđric:
- A. Lượng H2 thoát ra từ sắt nhiều hơn kẽm.
- B. Lượng H2 thoát ra từ kẽm nhiều hơn sắt.
- C. Lượng H2 thu được từ sắt và kẽm như nhau.
- D. Lượng H2 thoát ra từ sắt gấp 2 lần lượng H2 thoát ra từ kẽm.
Câu 4: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2 , CO2) , người ta cho hỗn hợp đi qua dung
dịch chứa:
- A. HCl
- B. Ca(OH)2
- C. Na2SO4
- D. NaCl
Câu 5: Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 (vừa đủ) thuộc loại:
- A. Phản ứng trung hoà
- B. Phản ứng thế
- C. Phản ứng hoá hợp
- D. Phản ứng oxi hoá – khử.
Câu 6: Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và nước ta dùng:
- A. Quì tím, dung dịch NaCl
- B. Quì tím, dung dịch NaNO3.
- C. Quì tím, dung dịch Na2SO4
- D. Quì tím, dung dịch BaCl2
Câu 7: Cho magiê tác dụng với axit sunfuric đặc nóng xãy ra theo phản ứng sau:
Mg + H2SO4 (đặc,nóng) → MgSO4 + SO2 + H2O.
Tổng hệ số trong phương trình hoá học là:
- A. 5 .
- B. 6.
- C. 7.
- D. 8.
Câu 8: Cho magiê tác dụng với axit sunfuric đặc nóng xảy ra theo phản ứng sau: Mg + H2SO4 (đặc, nóng) → MgSO4 + SO2 + H2O. Tổng hệ số trong phương trình hoá học là:
- A. 5.
- B. 6.
- C. 7.
- D. 8.
Câu 9: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây?
- A. L àm quỳ tím hoá xanh
- B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
- C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
- D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
Câu 10: Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:
- A. Màu xanh vẫn không thay đổi.
- B.Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn
- C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ
- D. Màu xanh đậm thêm dần
Câu 11: Dung dịch làm phenolphtalein không màu thành màu hồng là:
- A. H2SO4
- B. NaCl
- C. Ca(OH)2
- D. K2SO4
Câu 12: Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:
- A. Làm quỳ tím hoá xanh
- B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
- C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
- D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
Câu 13: Chỉ dùng nước có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây:
- A. Zn(OH)2
- B. Fe(OH)2
- C. NaOH
- D. Al(OH)3
Câu 14: Phản ứng hoá học nào sau đây tạo ra oxit bazơ ?
- A. Cho dd Ca(OH)2 phản ứng với SO2
- B. Cho dd NaOH phản ứng với dd H2SO4
- C. Cho dd Cu(OH)2 phản ứng với HCl
- D. Nung nóng Cu(OH)2
Câu 15: Chất khí sẽ không bị giữ lại khi cho qua dung dịch Ca(OH)2 là:
- A. CO2
- B. O2
- C. SO2
- D. Cả A, B và C
Câu 16: Cho 1g NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1g HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường:
- A. Trung tính
- B. Bazơ
- C. Axít
- D. Lưỡng tính
Câu 17: Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch NaOH có những tính chất hóa học của bazơ tan vì:
- A.Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit.
- B. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit.
- C. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit và axit.
- D. Tác dụng với oxit axit và axit.
Câu 18: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:
- A. Na2CO3
- B. KCl
- C. NaOH
- D. NaNO3
Câu 19: Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau:
- A. pH = 8
- B. pH = 12
- C. pH = 10
- D. pH = 14
Câu 20: Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng :
- A. Ca(OH)2 và Na2CO3.
- B. NaOH và Na2CO3.
- C. KOH và NaNO3.
- D. Ca(OH)2 và NaCl
Câu 21: Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
- A.NaCl, HCl, Na2CO3, KOH
- B.H2SO4, NaCl, KNO3, CO2
- C. KNO3, HCl, KOH, H2SO4
- D. HCl, CO2, Na2CO3, H2SO4
Câu 22: Hòa tan 12 gam NaOH vào dung dịch chứa 5,11 gam HCl. Dung dịch thu được sau phản ứng có pH là:
- A. pH < 7
- B. pH = 7
- C. pH > 7
- D. pH không xác định được
Câu 23: Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:
- A. HCl, NaOH
- B. H2SO4, HNO3
- C. NaOH, Ca(OH)2
- D. BaCl2, NaNO3
Câu 24: Dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 không phản ứng với cặp chất:
- A.HCl, H2SO4
- B. CO2, SO3
- C.Ba(NO3)2, NaCl
- D. H3PO4, ZnCl2
Câu 25: Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ:
- A. Làm quỳ tím chuyển đỏ
- B. Làm quỳ tím chuyển xanh
- C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ.
- D. Không làm thay đổi màu quỳ tím.
Câu 26: Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?
- A.Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalein
- B. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước.
- C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
- D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Câu 27: NaOH có tính chất vật lý nào sau đây?
- A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước
- B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
- C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt
- D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.
Câu 28: Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy:
- A.Fe(OH)3, BaCl2, CuO, HNO3.
- B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2
- C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3
- D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2
Câu 29: Ứng dụng nào sau đây không phải của NaOH?
- A. Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.
- B. Sản xuất giấy, tơ nhân tạo, trong chế biến dầu mỏ.
- C. Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất).
- D. Khử chua đất trồng trọt.
Câu 30: Hòa tan 30 g NaOH vào 170 g nước thì thu được dung dịch NaOH có nồng độ là:
- A. 18%
- B. 16%
- C. 15%
- D. 17%
Câu 31: Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo ra dung dịch NaOH và khí H2:
- A. Na2O và H2O.
- B. Na2O và CO2.
- C. Na và H2O.
- D. NaOH và HCl
Câu 32: Dẫn 22,4 lít khí CO2 (đktc) vào 200g dung dịch NaOH 20%. Sau phản ứng tạo ra sản phẩm nào trong số các sản phẩm sau:
- A. Muối natricacbonat và nước.
- B. Muối natri hidrocacbonat
- C. Muối natricacbonat.
- D. Muối natrihiđrocacbonat và natricacbonat
Câu 33: Tính chất hóa học nào sau đây không phải là của muối:
- A. Tác dụng với kim loại sinh ra muối mới và khí bay hơi
- B. Tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới
- C. Tác dụng với bazo tạo thành muối mới và bazo mới
- D. Bị phân hủy ở nhiệt độ cao
Câu 34: Các cặp chất cùng tồn tại trong 1 dung dịch (không phản ứng với nhau):
1. CuSO4 và HCl
2. H2SO4 và Na2SO3
3. KOH và NaCl
4. MgSO4 và BaCl2
- A. (1; 2)
- B. (3; 4)
- C. (2; 4)
- D. (1; 3)
Câu 35: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đển khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi. Thu được chất rắn nào sau đây:
- A. Cu
- B. CuO
- C. Cu2O
- D. Cu(OH)2.
Câu 36: Cho dung dịch axit sunfuric lo. ãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra?
- A. Khí hiđro
- B. Khí oxi
- C. Khí lưu huỳnhđioxit
- D. Khí hiđro sunfua
Câu 37: Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ phản ứng của cặp chất:
- A. Na2SO4+CuCl2
- B. Na2SO3+NaCl
- C. K2SO3+HCl
- D. K2SO4+HCl
Câu 38: Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu sau đây:
- A. NaOH, Na2CO3, AgNO3
- B. Na2CO3, Na2SO4, KNO3
- C. KOH, AgNO3, NaCl
- D. NaOH, Na2CO3, NaCl
Câu 39: Muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất:
- A. CO2, NaOH, H2SO4,Fe
- B. H2SO4, AgNO3, Ca(OH)2, Al
- C. NaOH, BaCl2, Fe, H2SO4
- D. NaOH, BaCl2, Fe, Al
Câu 40: Cho phương trình phản ứng: Na2CO3+ 2HCl → 2NaCl + X +H2O X là:
- A. SO
- B. CO2
- C. H2
- D. Cl2
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng
- Trắc nghiệm hoá 9 chương 5: Dẫn xuất của Hidrocacbon. Polime (P1)
- Trắc nghiệm hóa 9 bài 2: Một số oxit quan trọng
- Trắc nghiệm hoá 9 chương 4: Hidrocacbon. Nhiên liệu (P3)
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 8: Một số bazơ quan trọng (T2)
- Trắc nghiệm hoá 9 chương 5: Dẫn xuất của Hidrocacbon. Polime (P3)
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 18: Nhôm
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 39: Benzzen
- Trắc nghiệm hóa 9 bài 4: Một số axit quan trọng
- Trắc nghiệm hóa 9 bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 45: Axit axetic
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 48: Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo