Trắc nghiệm hóa học 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn chéo có thể dẫn đến điều gì?
- A. Thế hệ con có nhiều kiểu gen đồng hợp tử
- B. Thế hệ con có nhiều kiểu gen dị hợp tử
- C. Thế hệ con giảm sức sống
- D. Thế hệ con có nhiều kiểu gen đồng hợp tử và có thể bị giảm sức sống
Câu 2: Vốn gen của quần thể là
- A. tổng số các kiểu gen của quần thể.
B. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.
C. tần số kiểu gen của quần thể.
D. tần số các alen của quần thể.
Câu 3: Đặc điểm nào là không đúng khi nói về quần thể tự thụ ?
A. Qua mỗi thệ hệ tự thụ thì tỉ lệ dị hợp giảm đi một nửa
- B. Qua mỗi thệ hệ tự thụ thì tỉ lệ đồng hợp tăng lên gấp đôi
C. Độ đa dạng di truyền giảm dần qua các thế hệ
D. Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ
Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Tần số tương đối của 1 alen được tính bằng tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể.
- B. Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen có trong quầ thể tại một thời điểm xác định
C. Tần số alen của các gen giống nhau ở các quần thể.
D. Cấu trúc di truyền của quần thể thể hiện thông qua tần số alen và tần số kiểu gen.
Câu 5: Ngô là cây giao phấn, khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỷ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ biến đổi theo hướng:
- A. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần
- B. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần
- C. tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần
- D. tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần
Câu 6: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có những đặc điểm nào sau đây?
Đa dạng và phong phú về kiểu gen.
Quần thể bị phân hóa dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Tần số thể dị hợp giảm và tần số thể đồng hợp tăng qua các thế hệ.
Tần số alen thường không thay đổi qua các thế hệ.
Phương án đúng là:
A. (1), (2) và (3)
- B. (2), (3) và (4)
C. (2) và (3)
D. (1), (2) và (4)
Câu 7: Quần thể tự thụ có đặc điểm di truyền gì?
A. tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ
- B. tần số tương đối các alen duy trì không đổi nhưng tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ
C. tần số tương đối các alen luôn thay đổi nhưng tần số các kiểu gen duy trì không đổi qua các thế hệ
D. tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn duy trì không đổi qua các thế hệ
Câu 8: Trong 1 quần thể giao phối, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Tần số tương đối của các alen trong 1gen nào đó là không đặc trưng cho từng quần thể.
B. Tần số tương đối của các alen trong 1 kiểu gen nào đó trong quần thể thay đổi qua các thế hệ.
C. Tần số tương đối của các alen trong 1gen nào đó là đặc trưng cho từng quần thể.
- D. Tần số tương đối của các kiểu gen có tính đặc trưng cho từng quần thể
Câu 9: Cho các phát biểu về quần thể giao phối ngẫu nhiên:
- Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.
- Có sự đa hình về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình.
- Các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong cùng 1 loài khong thể có sự giao phối với nhau.
- Tần số alen thuộc 1 gen nào đó thường ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 10: Một quần thể có thành phần kiểu gen 0,3AA; 0,5aa và 0,2Aa. Tiến hành loại bỏ tất cả các cá thể có kiểu gen aa, sau đó các cá thể giao phối tự do thì kiểu gen dị hợp Aa của quần thể ở thế hệ F
- A. 40%
- B. 32%
- C. 48%
- D. 18%
Câu 11: Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là
A. sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.
- C. làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
D. trong các thế hệ con cháu của thực vật tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết của động vật sự chọn lọc không mang lại hiệu quả.
Câu 12: Ở quần thể của 1 loài lưỡng bội, xét 1 gen nằm trên NST thường có 9 alen. Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đồng hợp và gen nói trên?
- A. 9 kiểu gen
B. 18 kiểu gen
C. 45 kiểu gen
D. 36 kiểu gen
Câu 13: Ở quần thể của 1 loài lưỡng bội, xét gen I nằm trên cặp NST thường số 1 có 3 alen, gen II nằm trên cặp NST thường số 2 có 6 alen. Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen dị hợp về cả 2 gen nói
A. 30
B. 60
- C. 18
D. 32
Câu 14: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
- B. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
Câu 15: Một quần thể cây có 0,4AA; 0,1aa; 0,5Aa. Sau một thế hệ tự thụ phấn thì tần số cá thể có kiểu gen dị hợp tử sẽ là bao nhiêu? Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau.
- A. 16,67%
- B. 25,33%
- C. 15,2%
- D. 12,25%
Câu 16: Một quần thể chuột khởi đầu có số lượng 3000 con, trong đó chuột lông xám đồng hợp là 2100 con, chuột lông xám dị hợp là 300 con, chuột lông trắng là 600 con. Biết màu lông do 1 gen gồm 2 alen (A và a) quy định. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể trên là:
A. A = 0,7 ; a = 0,3
B. A = 0,6 ; a = 0,4
- C. A = 0,75 ; a = 0,25
D. A = 0,8 ; a = 0,2
Câu 17: Trong một QT tự phối thì thành phần KG của quần thể có xu hướng :
- A. phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
B. ngày càng phong phú và đa dạng về kiểu gen
C. tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp
D. ngày càng ổn định về tần số các alen
Câu 18: Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa chiếm 0,1, còn lại kiểu gen AA và Aa. Sau 5 thế hệ tự phối bắt buộc, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể còn lại là 0,01875. Tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể ban đầu là
- A. 0,3 AA : 0,6 Aa : 0,1 aa
B. 0,6 AA : 0,3 Aa : 0,1 aa
C. 0,0375 AA : 0,8625 Aa : 0,1 aa
D. 0,8625 AA : 0,0375 Aa : 0,1 aa
Câu 19: Quần thể cây đậu Hà Lan tự thụ phấn có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là: P0 : 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Biết rằng, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Sau 1 thế hệ tự thụ phấn, quần thể có cấu trúc di truyền là 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa.
Tần số các alen trong quần thể sau 4 thế hệ tự thụ phấn là pA = 0,6 ; qa = 0,4.
Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tần số kiểu hình của quần thể là 62,5% đỏ : 37,5% trắng.
Sau 2 thế hệ tự thụ phấn, tần số kiểu gen đồng hợp chiếm 90%.
Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?
- A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 20: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở:
- A. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể
- B. số lượng cá thể và mật độ cá thể
- C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể
- D. tần số alen và tần số kiểu gen
Câu 21: Ở 1 loài thực vật lưỡng bội sinh sản bằng tự thụ phấn, alen A quy định quả tròn, a quy định quả bầu dục. Thế hệ xuất phát của 1 quần thể có 100% cây quả tròn. Ở thế hệ F3 tỉ lệ kiểu hình là 13 tròn : 7 bầu dục. Ở thế hệ xuất phát, trong số các cây quả tròn thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ là
- A. 20%
B. 10%
C. 25%
D. 35%
Câu 22: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có F0 : 0,4Aa : 0,6aa. Dự đoán nào sau đây đúng?
A. Ở F1 tỉ lệ kiểu gen dị hợp chiếm 0,64.
- B. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp ngày càng giảm
C. Ở F2, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ít hơn tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
D. Ở F3, tần số alen trội chiếm 0,4.
Câu 23: Tần số tương đối của gen(tần số alen) là tỉ lệ phần trăm
- A. số giao tử mang alen đó trong quần thể.
B. alen đó trong các kiểu gen của quần thể.
C. số các thể chứa các alen đó trong tổng số các cá thể của quần thể.
D. các kiểu gen chứa alen đó trong tổng số các kiểu gen của quần thể.
Câu 24: Một quần thể có 3 gen I,II,III.số alen của mỗi gen lần lượt là:2,3,4
Số kiểu gen dị hợp trong quần thể ngẫu phối nói trên là:
- A. 156
B. 168
C. 92
D. 64
Câu 25: Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa.Sau 3 thế hệ tự thụ thì tỉ lệ đồng hợp lặn trong QT là
A. 48,75%
B. 51,875%
- C. 52,75%
D. 53,125%
=> Kiến thức Giải bài 16 sinh 12: Cấu trúc di truyền của quần thể
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 5: Glucozơ
- Trắc nghiệm hóa 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 15)
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 2: Lipit (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 4: Luyện tập: Este và chất béo (P2)
- Trắc nghiệm hoá 12 chương 6 : Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm (P4)
- Trắc nghiệm hóa 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 13)
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 31: Sắt (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 7:Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của cacbohidrat (P2)
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ (P1)