Trắc nghiệm hóa 12 chương 2: Cacbohidrat (P8)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chương 2: Cacbohidrat (P8) . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cho xenlulozơ, toluen, phenol, glixerol tác dụng với HNO3/H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các phản ứng này?
- Sản phẩm của các phản ứng đều chứa nitơ
- Sản phẩm của các phản ứng đều có nước tạo thành
- Sản phẩm của các phản ứng đều thuộc loại hợp chất nitro, dễ cháy, nổ
- Các phản ứng đều thuộc cùng một loại phản ứng
- A. (3)
- B. (4)
- C. (3) và (4)
- D. (2) và (4)
Câu 2: Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa
- A. glucozơ.
- B. saccarozơ.
- C. tinh bột.
- D. xenlulozơ.
Câu 3: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?
- A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.
- B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.
- C. Còn có tên gọi là đường nho.
- D. Có 0,1% trong máu người.
Câu 4: Trong một nhà máy sản xuất rượu, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozo để sản xuất ancol etylic, biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 70%. Để sản xuất 10.000 lít cồn 96 thì khối lượng mùn cưa cần dùng là bao nhiều? Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 gam/cm$^{3}$.
- A. 38,64tấn
- B. 43,28 tấn
- C. 26,42 tấn
- D. 51,18 tấn
Câu 5: Trong chế tạo ruột phích người ta thường dùng phương pháp nào sau đây:
- A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
- B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
- C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
- D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
Câu 6: Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt tất cả các dung dịch nào sau đây?
- A. Glucozơ, mantozơ, glixerol, andehit axetic.
- B. Glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancoletylic
- C. Lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol
- D. Saccarozo, glixerol, andehit axetic, ancoletylic
Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hóa sau : CO2 → X → Y → Z. Các chất X, Y, Z là
- A. Tinh bột, xenlulozo, ancol etylic, etilen.
- B. Tinh bột, glucozo, ancol etylic, etilen.
- C. Tinh bột, saccarozo, andehit, etilen.
- D. Tinh bột, glucozo, andêhit, etilen.
Câu 8: Tiến hành 2 thí nghiệm:
- Thủy phân hoàn toàn a mol saccarozo trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng tráng gương được x1 mol Ag.
- Thủy phân hoàn toàn a mol mantozo trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng tráng gương được x2 mol Ag.
Mối liên hệ giữa x1 và x2 là:
- A. x1 = x2
- B. x1 = 2x2
- C. 2x1 = x2
- D. 4x1 = x2
Câu 9: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
- A. Kim loại Na.
- B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
- C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
- D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 10: Để phân biệt bột gạo với vôi bột, bột thạch cao(CaSO4 . 2H2O), bột đá vôi (CaCO3) có thể dùng chất nào cho dưới đây?
- A. Dung dịch HCl
- B. Dung dịch NaOH
- C. Dung dịch I2 (cồn iot)
- D. Dung dịch quì tím
Câu 11: Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này là:
- A. 80%
- B. 85%
- C. 90%
- D. 99%
Câu 12: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
- A. Kim loại Na
- B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
- C. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng
- D. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng
Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 100 gam dung dịch nước rỉ đường (nước sinh ra trong quá trình sản xuất đường saccarozo từ mía) thu được dung dịch, pha loãng thành 100 ml dung dịch X. Lấy 10 ml dung dịch X cho tham gia phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm với sự có mặt của NaOH và NH3 thu được 0,648 gam Ag. Tính nồng độ của saccarozo trong dung dịch nước rỉ đường.
- A. 5.21
- B. 3,18
- C. 5,13
- D. 4,34
Câu 14: Cho m g glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Cũng m g hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 g Br2 trong dd. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là:
- A. 0,05 mol và 0,15 mol
- B. 0,10 mol và 0,15 mol.
- C. 0,2 mol và 0,2 mol
- D. 0,05 mol và 0,35 mol.
Câu 15: Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch gồm glixeron, andehit axetic, glucozơ. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các lọ trên?
- A. Qùy tím và AgNO3/NH3
- B. CaCO3/Cu(OH)2
- C. CuO và dd Br2
- D. AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH- đun nóng
Câu 16: Thực hiện phản ứng thủy phân a mol mantozo trong môi trường axit (hiệu suất thủy phân là h). Trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với AgNO3/NH3 dư, thu được b mol Ag. Mối liên hệ giữa h, a và b là:
- A. h = (b-2a)/2a
- B. h = (b-a)/2a
- C. h = (b-a)/a
- D. h = (2b-a)/a
Câu 17: Cho một số tính chất: có dạng sợi
- tan trong nước
- tan trong nước Svayde
- phản ứng với axit nitric đặc (xt axit sunfuric đặc)
- tham gia phản ứng tráng bạc
- bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng
- Các tính chất của xenlulozơ là
- A. (3), (4), (5) và (6).
- B. (1), (3), (4) và (6).
- C. (1), (2), (3) và (4).
- D. (2), (3), (4) và (5).
Câu 18: Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
- A. 0,80 kg.
- B. 0,90 kg.
- C. 0,99 kg.
- D. 0,89 kg.
Câu 19: Đem pha loãng lượng ancol thu được ở câu 95 thành rượu 40, dancol etylic = 0,8 g/cm. Thể tích dung dịch ancol thu được là:
- A. 1115,00 lít
- B. 1246,25 lít
- C. 1218,13 lít
- D. 2050,00 lít
Câu 20: Trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ. Phản ứng nào sau đây để nhận biết sự có mặt glucozơ có trong nước tiểu?
- A. Cu(OH)2 hay H2/Ni,t
- B. NaOH hay [Ag(NH3)2]OH.
- C. Cu(OH)2 hay Na.
- D. Cu(OH)2 hay [Ag(NH3)2]OH
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm hoá 12 chương 6 : Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm (P2)
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 34: Crom và hợp chất của crom (P1)
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch
- Trắc nghiệm hoá 12 chương 6 : Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm (P5)
- Trắc nghiệm hóa 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 2)
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 39: Thực hành Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom
- Trắc nghiệm hoá 12 chương 4: Polime và vật liệu polime (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 16: Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 30:Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
- Trắc nghiệm hoá 12 chương 1: Este - Lipit (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 10: Amino axit (P2)