Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cư dân văn hoá Phùng Nguyên là những người mở đầu thời đại nào ở Việt Nam?
- A. Đá mới.
- B. Kim khí.
- C. Đồng đỏ.
- D. Đồng thau.
Câu 2: Cách ngày nay khoảng 4000 - 3000 năm, các bộ lạc trên đất nước ta đã biết đến:
- A. đồng và thuật luyện kim; nghề trông lúa nước phổ biến.
- B. trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc.
- C. sử dụng kĩ thuật của khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.
- D. trồng lúa, dùng cuốc đá.
Câu 3: Các bộ lạc nào làm nghệ nông nghiệp lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ?
- A. Đông Sơn.
- B. Phùng Nguyên.
- C. Đồng Nai.
- D. Sa Huỳnh
Câu 4: Cách đây 6000 - 5000 năm TCN, kĩ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mới, gọi là:
- A. biết sử dụng kĩ thuật của khoan đá.
- B. cách mạng đá cũ.
- C. cách mạng đá mới.
- D. thời kì Đá mới.
Câu 5: Địa bà cư trú ở Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng là của văn hoá:
- A. Núi Độ.
- B. Sơn Vi.
- C. Phùng Nguyên.
- D. Bắc Sơn.
Câu 6: Thuật luyện kim ra đời kéo theo sự ra đời của nghề nào ở nước ta?
- A. Thủ công nghiệp rèn đúc.
- B. Trồng trọt.
- C. Chăn nuôi.
- D. Nghề nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 7: Cách đây khoảng 3.000 đến 4.000 năm, các bộ lạc sống định cư ở vùng nào ngày nay, là chủ nhân của văn hoá Sa Huỳnh?
- A. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
- B. Bình Định, Khánh Hòa.
- C. Nam Trung Bộ.
- D. Câu A và B đúng.
Câu 8: Nông nghiệp trông lúa và các cây trồng khác, làm gốm, đệt vải, rèn sắt. Đó là hoạt động kinh tế của văn hoá:
- A. Đồng Nai.
- B. Phùng Nguyên.
- C. Sa Huỳnh.
- D. Bắc Sơn.
Câu 9: Các di tích văn hoá Đồng Nai thuộc vùng nào?
- A. Vùng Nam Trung Bộ.
- B. Vùng Nam Bộ.
- C. Vùng Đông Nam Bộ.
- D. Thuộc vùng Tây Nam Bộ.
Câu 10: Việc sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ lao động có tác dụng đến ngành sản xuất nào?
- A. Nông nghiệp trồng lúa.
- B. Thủ công nghiệp.
- C. Thương nghiệp.
- D. Tất cả các ngành trên.
Câu 11: Cư dân nào đã mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam?
- A. Cư dân Hoà Bình.
B. Cư dân Sơn Vi - Phú Thọ.
- C. Cư dân Lai Châu.
- D. Cư dân Phùng Nguyên.
Câu 12: Phương thức kiếm sống của người tối cổ là
- A. Săn bắt, đánh cá
- B. Săn bắn, hái lượm, đánh cá
- C. Săn bắt, hái lượm
- D. Trồng trọt và chăn nuôi
Câu 13: Dấu tích người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay
- A. 40 vạn – 50 vạn năm
- B. 30 vạn – 40 vạn năm
- C. 20 vạn – 30 vạn năm
- D. 10 vạn – 20 vạn năm
Câu 14: Săn bắn, hái lượm, đánh cá, chăn nuôi, bắt đầu sản xuất nông nghiệp. Đó là hoạt động kinh tế của:
- A. người Sơn Vi
- B. người Hoà Bình - Bắc Sơn.
- C. người Phùng Nguyên
- D. người Hạ Long, Cái Bèo, Quỳnh Văn Đa Bút, Cầu Sắt.
Câu 15: Liên hệ với kiến thức phần lịch sử thế giới (thời nguyên thủy), trên đất nước Việt Nam đã tìm thấy dấu vết của
- A. Loài vượn cổ
- B. Người tối cổ
- C. Các công cụ bằng đá
- D. Người tinh khôn
Câu 16: Các nền văn hóa tiêu biểu thể hiện các giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy trên đất nước ta là
- A. Núi Đọ (người tối cổ – đá cũ) ->Hòa Bình, Bắc Sơn (người tinh khôn – đá mới) -> Phùng Nguyên (mở đầu thời đại đồng thau)
- B. Sơn Vi (người tối cổ – sơ kì đá cũ) -> Núi Đọ (người tối cổ – hậu kì đá cũ) ->Phùng Nguyên (người tinh khôn – hậu kì đá mới)
- C. Núi Đọ (người tối cổ – đá cũ) -> Sơn Vi (người tinh khôn – đá mới) -> Hòa Bình, Bắc Sơn (người tinh khôn – hậu kì đá mới)
- D. Núi Đọ (người tối cổ – đá cũ) ->Hòa Bình, Bắc Sơn (người tinh khôn – đá mới) -> Đông Sơn (mở đầu thời đại kim khí)
Câu 17: Cách đây khoảng 4000 năm, các bộ lạc sống trên đất nước ta như Phùng Nguyên, Hoa Lộc, 3a Huỳnh, Đồng Nai,... đã bước vào:
- A. thời đại kim khí.
- B. thờ đại đồng thau.
- C. thời đại đá mới
- D. Thời đại đồng đỏ
Câu 18: Nguyên liệu chủ yếu mà người tối cổ sử dụng để chế tác công cụ lao động là
- A. Đá
- B. Xương thú
- C. Gỗ
- D. Đồng
Câu 19: Tạo điều kiện đưa xã hội bước vào nền văn minh nông nghiệp lúa nước sau này. Đó là ý nghĩa của:
- A. sử dụng cộng cụ bằng đồng thau.
- B. sử dụng công cụ bằng sắt.
- C. thuật luyện kim.
- D. sử dụng công cụ bằng đồng đỏ.
Câu 20: Cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là
- A. sống trong các thị tộc bộ lạc
- B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước
- C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính
- D. đã có một nền nông nghiệp sơ khai
Câu 21: Một trong các điểm tiến bộ trong hoạt động kinh tế của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn là:
- A. sống định cư lâu đài, hợp thành thị tộc, bộ lạc.
- B. sống chủ yếu bằng trồng trọt.
- C, biết chế tác các công cụ bằng đá.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 22: Cách đây khoảng 5000 - 6000 năm, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ trên đất nước ta là
- A. săn bắn, hái lượm
- B. săn bắn, hái lượm, đánh cá
- C. săn bắn, hái lượm và trồng rau, củ quả
- D. nông nghiệp trồng lúa
Câu 23: Người tối cổ sinh sống thành
- A. Các thị tộc, do người cao tuổi đứng đầu
- B. Từng nhóm nhỏ, do một người cao tuổi đứng đầu
- C. Từng gia đình, mỗi gia đình khoảng 3 – 4 thế hệ
- D. Từng bầy lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính
Câu 24: Những nền văn hóa tiêu biểu mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta là
- A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên
- B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai
- C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai
- D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai
Câu 25: Mở đầu thời đại đồ đồng trên đất nước ta là
- A. Cư dân văn hóa Phùng Nguyên
- B. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh
- C. Cư dân văn hóa ở sông Đồng Nai
- D. Cư dân văn hóa Đông Sơn
Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống Ngoại xâm ở thế kỉ X – XV (P2)
- Lãnh địa phong kiến là gì
- Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 9: Vương quốc Cam – pu – chia và vương quốc Lào (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV (P1)