Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho các sự kiện:

1. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh bại quân xâm lược Xiêm.

2. Quân Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát, chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong bị sụp đổ.

3. Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn, chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

  • A. 3, 2, 1.
  • B. 3, 1, 2.
  • C. 2, 1, 3.
  • D. 2, 3, 1

Câu 2: Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở ra, nhiệm vụ còn lại của quân Tây Sơn là phải làm gì?

  • A. Tiến quân ra Bắc hội với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh.
  • B. Tiến quân ra Bắc để đánh đổ chính quyền vua Lê - chúa Trịnh, thực hiện thống nhất đất nước.
  • C. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.
  • D. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập vương triều Tây Sơn.

Câu 3: Công lao to lớn của quân Tây Sơn vừa thông nhất đất nước là:

  • A. đánh tan quân xâm lược ở mạn Nam.
  • B. đánh tan quân xâm lược ở mạn Bắc.
  • C. đánh tan quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.
  • D. tiêu điệt họ Nguyễn ở Đàng Trong và họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Câu 4: Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cỜ khởi nghĩa ở đâu? Ai là người lãnh đạo phong trào Tây Sơn?

  • A. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc.
  • B. Tây Sơn trung đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ.
  • C. Tây Sơn thượng đạo. Lãnh đạo là ba anh em Tây Sơn.
  • D. Phủ Quy Nhơn. Lãnh đạo là Nguyễn Huệ.

Câu 5: Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh khi:

  • A. quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh
  • B. quân Tây Sơn đã tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.
  • C. quân Tây Sơn chiến thắng Ngọc Hồi, Hà Hồi, Đống Đa.
  • D. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh viện trợ

Câu 6: Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc đã dựa vào thế lực nào để lật nhào chúa Trịnh chuyên quyền?

  • A. Dựa vào nhà Lê.
  • B. Dựa vào chúa Nguyễn.
  • C. Dựa vào nhân dân Đàng Ngoài.
  • D. Dựa vào quân sĩ.

Câu 7: Sự kiện nào được coi là mốc lịch sử mở đầu đánh dấu sự nghiệp thống nhất đất nước của quân Tây Sơn?

  • A. Chiến thẳng Rạch Gầm - Xoài Mút.
  • B. Quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài phá bỏ ranh giới sông Gianh, Luỹ Thầy.
  • C. Quân Tây Sơn đánh bại vua Lê - chúa Trịnh.
  • D. Câu b và c đúng.

Câu 8: Kết quả của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút mà nghĩa quân Tây Sơn đã giành được là:

  • A. đánh đuổi 4 vạn quân Xiêm về nước.
  • B. đánh tan gần 4 vạn quân Xiêm chết tại trận.
  • C. làm thất bại âm mưu xâm lược của quân Xiêm.
  • D. tạo thêm mối hận thù giữa quân Xiêm và Nguyễn Ánh.

Câu 9: Khi Nguyễn Huệ quyết định tiến quân thẳng ra Đàng Ngoài, ông đã nêu khẩu hiệu gì?

  • A. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
  • B. “Quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh”.
  • C.“Phù Lê diệt Trịnh”.
  • D.“Phù Trịnh diệt Lê”.

Câu 10: Với chiến thắng nào quân Tây Sơn đã giải phóng hoàn toàn đất nước?

  • A. Rạch Gầm - Xoài Mút.
  • B. Ngọc Hồi, Hà Hồi, Đống Đa.
  • C. Đánh vào Thăng Long.
  • D. Giải phóng hoàn toàn mạn Bắc.

Câu 11: Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một chiến thắng rực rỡ của quân Tây Sơn, trừng trị đích đáng âm mưu và hành động:

  • A. âm mưu và hành động bán nước của Nguyễn Ánh.
  • B. âm mưu và hành động cướp nước của quân Xiêm.
  • C. âm mưu cướp nước của quân Xiêm và hành động bán nước của Nguyễn Ánh.
  • D. âm mưu cướp nước của quân Xiêm và hành động bán nước của họ Nguyễn.

Câu 12: Từ khi bùng nỗ đến khi kết thúc phong trào nông dân Tây Sơn trải qua bao nhiêu năm?

  • A. 10 năm
  • B. 15 năm
  • C. 16 năm
  • D. 17 năm

Câu 13: Nguyên cớ để quân Xiêm kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1785 là

  • A. Quân Nguyễn nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới của Chân Lạp – thuộc quốc của Xiêm
  • B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn
  • C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sự tấn công của quân Tây Sơn
  • D. Quân Tây Sơn không cử sứ thần sang giao hảo với Xiêm

Câu 14: Trước khi tiến quân ra Bắc để đánh tan họ Trịnh và tiêu diệt quân Thanh, Quang Trung đã ra biểu dụ:

“ Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để răng đen ”

Nghĩa là gì?

  • A. Đánh để giữ phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta.
  • B. Đánh để bảo vệ truyền thống của dân tộc ta.
  • C. Đánh để bảo vệ nền văn hóa dân tộc ta.
  • D. Đánh để chứng tỏ sức mạnh của dân tộc ta.

Câu 15: Cuộc kháng chiến chống quân Thanh giành thắng lợi vào năm nào

  • A. Năm 1771

  • B. Năm 1785

  • C. Năm 1789
  • D. Năm 1791

Câu 16: Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh diễn ra ở đâu?

  • A. Sông Như Nguyệt

  • B. Chi Lăng – Xương Giang

  • C. Ngọc Hồi – Đống Đa
  • D. Sông Bạch Đằng

Câu 17: Sử cũ viết: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785), ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, chứng tỏ điều gì?

  • A. Những tên lính Xiêm chạy thoát khi nhắc đến quân Tây Sơn thì vô cùng sợ hãi
  • B. Cách đánh giặc tài tình của quân Tây Sơn
  • C. Khẳng định uy tín và sức mạnh của phong trào Tây Sơn
  • D. Quân Xiêm không dám sang xâm lược nước ta

Câu 18: Phong trào Tây Sơn mang tính chất

  • A. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

  • B. Cuộc khởi nghĩa nông dân
  • C. Chiến tranh giải phóng dân tộc

  • D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến trong nước

Câu 19: Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

  • A. Trận Bạch Đằng
  • B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút
  • C. Trận Chi Lăng – Xương Giang
  • D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa

Câu 20: Ý nào không phản ánh đúng biện pháp của vương triều Tây Sơn để ổn định và phát triển đất nước sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Thanh?

  • A. Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập các trấn để kiểm soát đất nước

  • B. Ban Chiếu khuyến nông, để kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất

  • C. Tổ chức giáo dục thi cử để tuyển chọn nhân tài; tổ chức quân đội quy củ,chặt chẽ

  • D. Cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà Thanh
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII


Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII (P1)
  • 122 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021