Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (P2)

  • 1 Đánh giá

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 5 phần 2: Trung Quốc thời Tần, Hán. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình lịch sử lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Chế độ quân điền đưới thời nhà Đường là:

  • A. lấy ruộng đất của Nhà nước chia cho nông dân.
  • B. lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
  • C. lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho nông dân.
  • D. tịch thu ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo.

Câu 2: Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động và làm cho xã hội Trung Quốc thay đổi như thế nào?

  • A. Giai cấp địa chủ xuất hiện.
  • B. Nông dân bị phân hoá.
  • C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ.
  • D. Câu A và B đúng.

Câu 3: Ý nghĩa của công cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần:

  • A. Chấm dứt thời kì chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.
  • B. Tạo điêu kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.
  • C. Tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.
  • D. Câu A và C đúng.

Câu 4: Năm 770 - 475 TCN, tương ứng với thời nào ở Trung Quốc?

  • A. Thời Xuân Thu
  • B. Thời Chiến Quốc.
  • C. Thời nhà Tần
  • D. Thời nhà Hán.

Câu 5: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ:

  • A. Quan lại
  • B. Quan lại và một số nông dân giàu có.
  • C. Quý tộc và tăng lữ
  • D. Quan lại, quý tộc, tăng lữ.

Câu 6: Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho Nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối. Đó là một trong những nội dung của:

  • A. chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp.
  • B. tịch điền.
  • C. tam nông.
  • D. quân điền.

Câu 7: Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất thân từ đâu?

  • A. Nông dân tự canh
  • B. Nông dân công xã rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng.
  • C. Tá điền
  • D. Nông dân giàu có bị phá sản.

Câu 8: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là gì?

  • A. Vạn Lí Trường Thành.
  • B. Tử Cấm Thành.
  • C. Ngọ Môn.
  • D. Lũy Trường Dục.

Câu 9: Nhà Minh được thành lập trong khoảng thời gian nào? Do ai sáng lập?

  • A. Khoảng thời gian 1368 - 1464, do Chu Nguyên Chương sáng lập.
  • B. Khoảng thời gian 1271 - 1464, do Hoàng Sảo.
  • C. Khoảng thời gian 1271 - 1368, do Ngô Quảng sáng lập.
  • D. Khoảng thời gian 1368 - 1474, do Chu Nguyên Chương sáng lập.

Câu 10: Dưới thời nhà Tân ở Trung Quốc, giai cấp địa chủ được hình thành từ:

  • A. quan lại có nhiêu ruộng đất và nông dân giàu có.
  • B. quý tộc chiếm hữu được nhiều ruộng đất.
  • C. nông dân công xã có nhiều ruộng đất.
  • D. tầng lớp quý tộc có nhiều ruộng đất.

Câu 11: Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Tần tồn tại trong khoảng thời gian nào?

  • A. 206 TCN - 221.
  • B.207 TCN - 222.
  • C. 207 TCN - 221.
  • D. 206 TCN - 212.

Câu 12: Điểm giỗng nhau về tô chức bộ máy nhà nước thời nhà Tân và nhà Hán là:

  • A. chia đất nước thành các châu.
  • B. chia đất nước thành quận, huyện.
  • C. chia đất nước thành trung ương và địa phương.
  • D. chia đất nước theo bộ máy cai trị.

Câu 13: Dưới thời nhà Tần ở Trung Quốc, nông dân bị phân hóa thành:

  • A. Địa chủ, nông dân công xã và nông dân lĩnh canh.
  • B. Địa chủ, nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh.
  • C. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
  • D. Địa chủ và nông dân công xã.

Câu 14: Dưới thời Tần - Hán, Trung Quốc đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược nào?

  • A. Việt Nam, Ấn Độ.
  • B. Bán đảo Triều Tiên, các nước phương Nam và Nam Việt.
  • C. Mông Cổ, Cham-pa.
  • D. Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam.

Câu 15: Quan hệ phong kiến xuất hiện, đó là quan hệ giữa địa chủ với:

  • A. nông dân tự canh.
  • B. nông dân công xã.
  • C. nông dân lĩnh canh.
  • D. nông dân giàu có.

Câu 16: Ở Trung Quốc, Nho giáo là một trường phái tư tưởng xuất hiện vào thời kì nào? Do ai sáng lập?

  • A. Thời cổ đại, do Khổng Minh sáng lập.
  • B. Thời phong kiến Tần – Hán, do Khổng Tử sáng lập
  • C. Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, do Mạnh Tử sáng lập
  • D. Thời cổ đại, do Khổng Tử sáng lập

Câu 17: Vào thời nào của nhà Hán, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến?

  • A. Thời Hán Vũ Đề.
  • B. Thời Hán Quang Vũ. .
  • C. Thời Hán Ấn Đề.
  • D. Tất cả các thời trên.

Câu 18: Biểu hiện của quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần như thế nào?

  • A. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
  • B. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.
  • C. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân tự canh.
  • D. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân công xã.

Câu 19: Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, ghi chép sự thật lịch sử của mấy ngàn năm từ thời kì nào đến thời kì nào?

  • A. Thời các triều đại truyền thuyết đến nhà Tần.
  • B. Thời các triều đại truyền thuyết đến đời Hán Vũ Đễ.
  • C. Thời nhà Tần đến nhà Hán.
  • D. Thời nhà Hạ đến nhà Hán.

Câu 20: Hai nhà thơ nỗi tiếng ở Trung Quốc thời nhà Đường là:

  • A. Tư Mã Thiên và Đỗ Phủ.
  • B. Lý Bạch và Thi Nại Am.
  • C. Đỗ Phủ và Lý Bạch.
  • D. Bạch Cư Dị và La Quán Trung.

Câu 21: Nhà triết học Trung Quốc đề xướng ra học thuyết Nho giáo, một học thuyết chính trị có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới. Đó là ai?

  • A. Không Tử.
  • B. Tôn Tử.
  • C. Mạnh Tử.
  • D. Đồng Trọng Thư.

Câu 22: Ở Trung Quốc thời phong kiến, quan hệ ngũ thường để chỉ mối quan hệ:

  • A. vua, quý tộc, quan lại, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.
  • B. nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
  • C. ngũ bá, thất hùng.
  • D. Hán, Sở tranh hùng.

Câu 23: Vào thời kì nào ở Việt Nam, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến?

  • A. Thời nhà Lý.
  • B. Thời nhà Trần.
  • C. Thời nhà Lê.
  • D. Thời nhà Hồ.

Câu 24: Xã hội đưới thời phong kiến nhà Đường - Tông ở Trung Quốc có các tầng lớp được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là:

  • A. Hoàng đế và nhân dân.
  • B. Hoàng đế, quan lại, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh và nô lệ.
  • C. Hoàng đế, quý tộc, quan lại, nông dân, nô lệ
  • D. Hoàng đế, quan lại, nô lệ.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (P3) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (P1)
  • 229 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021