Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri Béc-cơ-ren (Pháp) thuộc lĩnh vực nào
- A. Lĩnh vực toán học.
- B. Lĩnh vực vật lí.
- C. Lĩnh vực hoá học.
- D. Lĩnh vực sinh học.
Câu 2: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự hình thành các công ti độc quyền là gì?
- A. Do tiến bộ của khoa học - kĩ thuật sản xuất công nghiệp các nước Âu – Mĩ tăng nhanh dẫn đến tích tụ tư bản.
- B. Các ngành kinh tế chuyển từ tự do cạnh tranh sang tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức: các ten, xanhđica, tơrơt.
- C. Do sử dụng năng lượng mới trong sản xuất công nghiệp.
- D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 3: Rô-dơ-pho (Anh) có bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất. Đó là phát minh thuộc lĩnh vực nào?
- A. Hóa học.
- B. Sinh học.
- C. Địa lí học.
- D. Vật lí học.
Câu 4: Một trong các lí do để giải thích vì sao trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt là:
- A. chủ nghĩa đế quốc với đế quốc luôn tranh chấp thuộc địa.
- B. chủ nghĩa để quốc luôn bóc lột giai cấp công nhân.
- C. chủ nghĩa đế quốc luôn gây chiến tranh.
- D. chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù của nhân loại.
Câu 5: Năm 1895 đã ghi dấu ấn gì trong phát minh của Rơn-ghen (Đức) có ứng dụng quan trọng trong y học?
- A. Sự tiên hoá và dị truyền.
- B. Phát hiện vi trùng và chế tạo thành công văc xin chống bệnh chó dại.
- C. Phát minh tia X.
- D. Nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.
Câu 6: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc đấu tranh đề phân chia thuộc địa?
- A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa.
- B. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh chấp thuộc địa.
- C. Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản trong việc xuất khẩu hàng hoá đến các nước thuộc địa.
- D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 7: Khi dầu hoả được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải đã đưa đến điều gì?
- A. Ngành vật lí ra đời.
- B. Ngành công nghiệp hoá học ra đời.
- C. Ngành hóa dầu ra đời.
- D. Ngành công nghệ điện lực ra đời.
Câu 8: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nước nào đã phát minh ra nguồn năng lượng mới?
- A. Nước Anh.
- B. Nước Đức, Nga.
- C. Nước Đức, nước Anh và nước Nga.
- D. Hai anh em người Mĩ.
Câu 9: Cuối thế kỉ XIX ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về:
- A. động cơ đốt trong.
- B. chế tạo khí nén.
- C. ngành cơ khí ra đời.
- D. động lực ra đời.
Câu 10: Trong giai đoạn để quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất làm bùng nổ các phong trào giải phóng dận tộc?
- A. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc.
- B. Mâu thuẫn giữa đế quốc với nhân dân thuộc địa.
- C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với công nhân và nhân dân lao động.
- D. Tất cả các mâu thuẫn trên.
Câu 11: Đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân. Đó là đặc điểm của chủ nghĩa để quốc:
- A. Mĩ.
- B. Anh.
- C. Pháp.
- D. Đức.
Câu 12: Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đã đánh dấu bước chuyền biến như thế nào?
- A. Từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
- B. Từ chủ nghĩa tư bản nguyên thuỷ sang chủ nghĩa tư bản hiện đại
- C. Từ chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn để quốc chủ nghĩa.
- D. Từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.
Câu 13: Ai là người đã đặt nên tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân?
- A. Ma-ri Quy-ri.
- B. Hăng-ri Béc-cơ-ren.
- C. Rơn-ghen.
- D. Rơ-dơ-pho.
Câu 14: Một trong những tác dụng của thành tựu về khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX - đâu thế kỉ XX là:
- A. làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cầu kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Ð. đánh dấu bước tiến mới của loài người.
- C. đưa năng suất lao động xã hội ngày càng tăng.
- D. Giúp con người chinh phục được thế giới tự nhiên.
Câu 15: Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến vấn đề gì?
- A. Hoạt động của các tế bào.
- B. Hoạt động của hệ thần kinh cao cấp.
- C. Biến đị và đi truyền.
- D. Sự tiến hoá và di truyền.
Câu 16: Tháng 12 - 1903 đã diễn ra sự kiện tiêu biểu gì?
- A. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tinh.
- B. Dầu hoả được khai thác để thắp sáng.
- C. Anh em người Mĩ đã chế tạo máy bay đầu tiên.
- D. Ô tô được đưa vào Sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong.
Câu 17: Vào khoảng 30 năm cuốỗi thế kỉ XIX, lực lượng sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa đạt đến trình độ phát triển cao nhờ
- A. những phát minh trong các lĩnh vực vật lí, hoá học, sinh học...
- B. trình độ tích tụ tư bản chủ nghĩa.
- C. sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.
- D. chủ nghĩa tư bản tăng vốn đầu tư sản xuất.
Câu 18: Vì sao các nước để quốc tăng cường xâm chiếm và tranh chấp thuộc địa?
- A. Các thuộc địa có vai trò quan trọng là nơi đầu tư và tiêu thụ hàng hoá của chính quốc.
- B. Nơi cung cấp nguyên liệu và nguồn nhân công rẻ mạt, cung cấp binh lính trong các cuộc chiến tranh.
- C. Thuộc địa có vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán.
- D. Câu A và B đúng.
Câu 19: Các tổ chức độc quyền ra đời đánh dấu:
- A. bước phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- B. việc chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn để quốc chủ nghĩa.
- C. bước phát triển vượt bậc của chủ nghĩa tư bản.
- D. sự cạnh tranh quyết liệt của chủ nghĩa tư bản.
Câu 20: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ là gì?
- A. Là sự hình thành các torớt không lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ.
- B. Là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.
- C. Là đế quốc cho vay nặng lãi.
- D. Xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong nội bộ.
=> Kiến thức Giải bài 34 các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa