Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vương quốc nào ở miền Nam Ấn Độ có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ đến các nước ĐNA?

  • A. Vương quốc Pa-la
  • B. Vương quốc Hồi Giáo Đê-Li
  • C. Vương quốc Pa-la-va
  • D. Vương quốc Mô-gôn

Câu 2: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?

  • A. Thành thị cổ Ha-rap-pa
  • B. Kim tự tháp Ai Cập.
  • C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon
  • D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Câu 3: Từ thế kỉ XI – XIII, văn hóa châu Âu bị ràng buộc bởi hệ tư tưởng nào?

  • A. Giáo hội Thiên chúa giáo.
  • B. Nho giáo.
  • C. Phật giáo.
  • D. Phong kiến.

Câu 4: Lãnh địa phong kiến là gì?

  • A. Vùng đất rộng lớn của nông dân.
  • B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô.
  • C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và bình dân.
  • D. Vùng đất rộng lớn của quý tộc và tăng lữ.

Câu 5: Để tăng nguồn thức ăn, Người tinh khôn đã không sử dụng biện pháp nào sau đây?

  • A. Ghè đẽo đá thật sắc bén để giết thú vật.
  • B. Chế tạo cung tên để săn bắn thú vật.
  • C. Tập hợp đông người đi vào rừng săn bắt.
  • D. Tiến hành trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 6: Người tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào?

  • A. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình.
  • B. Đã biết chế tác công cụ lao động.
  • C. Biết chế tạo lao và cung tên.
  • D. Biết săn bắn, hái lượm.

Câu 7: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?

  • A. Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm.
  • B. Từ sự suy yếu ngay trong lòng của chế độ phong kiến mỗi nước.
  • C. Từ sự chia rẽ của các tộc người ở Đông Nam Á.
  • D. Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm và sự suy yếu ngay trong lòng của chế độ phong kiến mỗi nước.

Câu 8: Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong đánh dấu

  • A. chế độ phong kiến ở châu Âu chấm dứt.
  • B. chế độ chiếm nô bắt đầu ở châu Âu.
  • C. chế độ chiếm nô kết thúc ở châu Âu.
  • D. chế độ chiếm nô kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

Câu 9: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân lí giải tại sao thời kì đồ đá, Người tinh khôn sống theo chế độ thị tộc mẫu hệ?

  • A. Do yếu tố tôn giáo nguyên thủy chi phối.
  • B. Do quan hệ hôn nhân tạp hôn.
  • C. Do vai trò to lớn của người phụ nữ.
  • D. Do nền kinh tế nông nghiệp chưa ra đời.

Câu 10: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu-nghèo...là những hệ quả của việc sử dụng

  • A. công cụ đá mới.
  • B. công cụ bằng kim loại.
  • C. công cụ bằng đồng.
  • D. công cụ bằng sắt.

Câu 11: Địa danh lịch sử nào ở Lào - Campuchia thu hút đông nhất khách du lịch quốc tế hiện nay?

  • A. Thạt Luổng.
  • B. Luông Pha Bang.
  • C. Ăng co vát- Ăng co thom.
  • D. Biển Hồ.

Câu 12: Vào năm 1415, nhiều đoàn thám hiểm người Bồ Đào Nha đi dọc theo bờ biển châu lục nào?

  • A. Châu Âu.
  • B. Châu Á.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Mĩ.

Câu 13: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ

  • A. quan lại.
  • B. quan lại và một số nông dân giàu có.
  • C. quý tộc và tăng lữ.
  • D. quan lại, quý tộc và tăng lữ.

Câu 14: Sau khi xâm chiếm Rô ma, người Giéc man đã thực hiện chính sách gì về kinh tế?

  • A. Chia ruộng đất cho người Rô ma và người Giéc man với tỉ lệ bằng nhau.
  • B. Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô ma và chia cho nhau.
  • C. Tìm cách phục hồi nền kinh tế của đế quốc Rô ma cũ.
  • D. Phát triển nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc.

Câu 15: Nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước

  • A. chuyên chế.
  • B. dân chủ chủ nô.
  • C. chuyên chế Trung ương tập quyền.
  • D. quân chủ chuyên chế.

Câu 16: Văn hóa Phục hưng đề cao giá trị con người. Đó là con người nào?

  • A. Con người trong xã hội nói chung.
  • B. Con người lao động khốn khổ.
  • C. Con người của giai cấp tư sản.
  • D. Con người trong xã hội phong kiến.

Câu 17: Đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa Ấn Độ vào thế kỷ VII là

  • A. Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, mỗi vùng có những điều kiện và sắc thái văn hóa riêng của mình.
  • B. Nước Pa-la ở vùng Đông bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam có vai trò nổi trội hơn cả.
  • C. Văn hóa Ấn Độ đa dạng, phong phú và ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài.
  • D. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài, đặc biệt là Đông Nam Á.

Câu 18: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

  • A. Tăng lữ, quý tộc.
  • B. Nông dân, quý tộc.
  • C. Thương nhân, quý tộc.
  • D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.

Câu 19: Trong sự thay đổi của Người tinh khôn so với Người tối cổ về mặt sinh học, sự thay đổi quan trọng nhất là về

  • A. não bộ.
  • B. dáng đứng.
  • C. da.
  • D. bàn tay.

Câu 20: Khu di thích Mĩ Sơn của người Chăm hiện nay đang ở tỉnh nào của Việt Nam?

  • A. Quảng Nam
  • B. Quảng Trị
  • C. Quảng Bình
  • D. Quảng Ngãi

Câu 21: Thành thị Tây Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?

  • A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển.
  • B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa.
  • C. Tiền đề làm tiêu vong các lãnh địa.
  • D. Làm cho lãnh địa thêm phong phú.

Câu 22: Do đâu cư dân phương Đông thời cổ đại sống quần tụ với nhau thành các liên minh công xã?

  • A. Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi.
  • B. Do nhu cầu chống thú dữ.
  • C. Do nhu cầu xây dựng.
  • D. Do nhu cầu chống ngoại xâm

Câu 23: Vì sao đầu thế kỉ VII, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán?

  • A. Do chính quyền trung ương suy yếu.
  • B. Do mỗi vùng lãnh thổ có điều kiện và sắc thái riêng.
  • C. Do văn hóa đa dạng và nhiều tôn giáo cùng phát triển.
  • D. Do ngoại bang xâm lăng.

Câu 24: Lĩnh vực nào thể hiện sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật vào thế kỉ XV ở các nước Tây Âu?

  • A. Sự hiểu biết về địa lí và đại dương.
  • B. Sự hiểu biết về địa lí, đại dương và kĩ thuật sử dụng la bàn.
  • C. Sự hiểu biết về thiên văn học và lịch pháp.
  • D. Sự hiểu biết về địa lí và thiên văn học.

Câu 25: Cư dân ở đâu trên thế giới là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt?

  • A. Tây Á và nam Châu Âu.
  • B. Trung Quốc, Việt Nam.
  • C. Đông Phi và Bắc Á.
  • D. Đông Nam Á.

Câu 26: Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?

  • A. Xuất hiện tư hữu.
  • B. Xuất hiện giai cấp.
  • C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo.
  • D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.

Câu 27: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

  • A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.
  • B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.
  • C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
  • D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.

Câu 28: Lý giải nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời nhà nước ở Campuchia sớm hơn ở Lào.

  • A. Campuchia có điều kiện địa lý thuận lợi hơn.
  • B. Campuchia có nhiều vị vua kiệt xuất.
  • C. Campuchia sớm chinh phục được các vùng đất của người Thái.
  • D. Campuchia phải thành lập nhà nước để chống xâm lược.

Câu 29: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông dưới đây, quốc gia nào được hình thành sớm nhất

  • A. Ấn Độ
  • B. Trung Quốc
  • C. Ai Cập, Lưỡng Hà
  • D. Ai Cập, Ấn Độ

Câu 30: Điểm tương đồng giữa văn hóa Campuchia và văn hóa Lào là

  • A. ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.
  • B. ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc.
  • C. sáng tạo chữ viết dựa trên nét cong của chữ Mianma.
  • D. kết hợp hài hòa giữa văn hóa Ấn Độ và Mianma.

Câu 31: Vào năm 1863, Cam-pu-chia bị nước nào xâm lược?

  • A. Thái Lan.
  • B. Mã Lai.
  • C. Anh.
  • D. Pháp.

Câu 32: Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là

  • A. chữ viết.
  • B. toán học.
  • C. thiên văn học và lịch Pháp.
  • d. chữ viết và lịch Pháp.

Câu 33: Biến đổi sinh học nào trên cơ thể người nguyên thủy làm xuất hiện các chủng tộc ?

  • A. Thể tích hộp sọ tăng lên.
  • B. Lớp lông mao rụng đi.
  • C. Bàn tay trở nên khéo léo hơn.
  • D. Hình thành những ngôn ngữ khác nhau.

Câu 34: Nông nô bị phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến như thế nào?

  • A. Phụ thuộc về kinh tế.
  • B. Phụ thuộc về thân thể.
  • C. Phụ thuộc về chính trị.
  • D. Phụ thuộc vào công việc làm.

Câu 35: Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là công trình nào?

  • A. Ăng-co Vát.
  • B. Ăng-co Thom.
  • C. Thạt Luổng.
  • D. Bay-on.

Câu 36: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến Tây Âu là gì?

  • A. Nghề nông trồng lúa nước.
  • B. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
  • C. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.
  • D. Nghề nông trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc.

Câu 37: Trong buổi đầu của thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là

  • A. đồng thau-đồng đỏ-sắt.
  • B. đồng đỏ-đồng thau-sắt.
  • C. đồng đỏ-kẽm-sắt.
  • D. kẽm-đồng đỏ-sắt.

Câu 38: Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần

  • A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.
  • B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.
  • C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.
  • D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.

Câu 39: Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ?

  • A. Tôn giáo (Phật giáo và Hin-đu giáo).
  • B. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ, tượng phật.
  • C. Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn.
  • D. Lễ, hội tổ chức vào mùa gặt hái.

Câu 40: Tháng 7 – 1497, Va-xcô đơ Ga–ma đã

  • A. tìm ra mũi Hảo Vọng.
  • B. đến được Ấn Độ.
  • C. phát hiện ra châu Mĩ.
  • D. đi vòng qua cực Nam châu Phi.
Xem đáp án
  • 64 lượt xem