Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (P1)

  • 1 Đánh giá

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 5 phần 1: Trung Quốc thời Tần, Hán. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình lịch sử lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Biểu hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc dưới thời Minh về lĩnh vực nông nghiệp là hình thức nào?

  • A. “Chủ xuất vốn”, “nông dân xuất sức”.
  • B. Bao mua.
  • C. Thuê đất.
  • D. Tự canh.

Câu 2: Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại để cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam. Đó là chính sách của triểu đại nào ở Trung Quốc?

  • A. Nhà Tần (221 - 206 TCN).
  • B. Nhà Hán (206 TCN đến 220).
  • C. Nhà Tùy (589 — 618).
  • D. Nhà Đường (618 — 907).

Câu 3: Phật giáo được thịnh đạt nhất ở Trung Quốc vào thời kì nào?

  • A. Thời nhà Chu.
  • B. Thời nhà Minh.
  • C. Thời nhà Đường.
  • D. Thời nhà Thanh.

Câu 4: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?

  • A. Nhà Hạ.
  • B. Nhà Hán.
  • C. Nhà Tần
  • D. Nhà Chu.

Câu 5: Ở Trung Quốc thời phong kiến, cuộc khởi nghĩa của nông dân nào làm cho nhà Minh sụp đổ?

  • A. Lý Tự Thành.
  • B. Hoàng Sào.
  • C. Chu Nguyên Chương.
  • D. Triệu Khuông Dân.

Câu 6: Thời kì nhà Đông Hán mở rộng xâm lược nước ta, gặp phải cuộc khởi nghĩa nào của quân dân ta?

  • A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  • B. Khởi nghĩa Bà Triệu
  • C. Khởi nghĩa Lý Bí
  • D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 7: Nhà Tần ở Trung Quốc tồn tại bao nhiêu năm, sau đó nhà Hán lên thay?

  • A. 10 năm.
  • B. 15 năm.
  • C. 20 năm.
  • D. 22 năm.

Câu 8: Công cụ bằng sắt xuất hiện ở Trung Quốc vào giai đoạn lịch sử nào?

  • A. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc.
  • B. Thời Tam quốc.
  • C. Thời Tây Tấn.
  • D. Thời Đông Tấn.

Câu 9: Điểm mới về văn học thời Minh, Thanh là gì?

  • A. “Tiểu thuyết chương hồi”.
  • B. “Tiểu thuyết kế chuyện”.
  • C. “Tiểu thuyết lịch sử”.
  • D. “Tiểu thuyết dân gian”.

Câu 10: Thuỷ Hử là một tác phẩm nỗi tiếng ở Trung Quốc của tác giả nào.

  • A. Thi Nại Am.
  • B. La Quán Trung.
  • C. Ngô Thừa Ấn.
  • D. Tào Tuyết Cân.

Câu 11: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là:

  • A. Nông dân tự canh.
  • B. Nông dân lĩnh canh
  • C. Nông dân làm thuê.
  • D. Nông nô.

Câu 12: Một bộ phận nông dân Trung Quốc dưới thời nhà Tần giữ được ruộng đất để cày cây gọi là gì?

  • A. Nông dân tự canh.
  • B. Nông dân công xã.
  • C. Nông dân giàu có.
  • D. Câu A và B đúng

Câu 13: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào?

  • A. Quý tộc với nông dân công xã.
  • B. Quý tộc với nô lê.
  • C. Địa chủ với nông dân lĩnh canh.
  • D. Địa chủ với nông dân tự canh.

Câu 14: Xoá bỏ chế độ pháp Luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp. Đó là việc làm của triều đại nào?

  • A. Nhà Hán.
  • B. Nhà Đường.
  • C. Nhà Tống.
  • D. Nhà Nguyên.

Câu 15: Đơn vị hành chính cao nhất dưới thời nhà Tần là gì?

  • A. Trấn, phủ
  • B. Quận, huyện
  • C.Huyện, xã
  • D. Phủ, thành

Câu 16: Nhà Đường do ai lập ra?

  • A. Chu Nguyên Chương.
  • B. Lý Uyên.
  • C. Hoàng Sào.
  • D. Triệu Khuông Dân.

Câu 17: Quan điểm cơ bản của Nho giáo là đảm bảo tôn tri trật tự ổn định trong các quan hệ chủ yếu của xã hội. Đó là quan hệ nào?

  • A. Vua - tôi, cha- con, bạn bè.
  • B. Vua - tôi, vợ - chồng, cha - con.
  • C. Vua - tôi, cha - con, vợ - chồng.
  • D. Các quan hệ trên.

Câu 18: Tác phẩm Hồng Lâu Mộng viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và tình yêu trai gái của tác giả:

  • A. La Quản Trung.
  • B. Ngô Thừa Ấn.
  • C. Tào Tuyết Cần.
  • D. Thi Nại Am.

Câu 19: Chính sách đối ngoại của nhà Hán là:

  • A. mở rộng chiến tranh xâm lược phương Nam và phương Bắc.
  • B. chiến tranh xâm lược Triều Tiên và các nước phương Nam.
  • C. chiến tranh xâm lược Đại Việt.
  • D. chiến tranh xâm lược các nước Đông Nam Ẳ.

Câu 20: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung/ Phụ xử tử trung, tử bất trung bất hiểu”. Đó là quan điểm của:

  • A. Nho giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Đạo giáo.
  • D. Thiên chúa giáo.

Câu 21: Sắp xếp theo thứ tự cho đúng với thuyết “ngũ thường” của Nho giáo.

  • A. Nhân - Nghĩa – Lễ - Tín - Trí.
  • B. Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín.
  • C. Nhân - Trí - Lễ - Nghĩa - Tín.
  • D. Nhân - Nghĩa - Tín - Trí – Lễ.

Câu 22: Chính sách kinh tế của nhà Tần thì ban hành chế độ tiền tệ đo lường thống nhất, còn chính sách kinh tế của nhà Hán thì:

  • A. thực hiện chế độ quân điền
  • B. thực hiện cải cách ruộng đất
  • C. giảm tô thuế cho nông dân
  • D. giảm tô thuế, sưu dịch cho nông dân, phát triển sản xuất nông nghiệp.

Câu 23: Một trong các tác dụng của chính sách quân điền thời nhà Đường là:

  • A. nông dân có ruộng đất canh tác.
  • B. nông dân sẵn sàng ủng hộ Nhà nước.
  • C. hạn chế phong trào đâu tranh của nông dân.
  • D. Nhà nước gắn bó với nông dân.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (P3) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (P2)
  • 138 lượt xem