Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nét nổi bật về tình hình kĩ thuật Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII là

  • A. Nhiều thành tựu kĩ thuật được du nhập từ phương Tây
  • B. Tiếp cận được với sự phát triển của kĩ thuật thế giới
  • C. Được du nhập từ phương Tây nhưng vì nhiều lí do nên không có điều kiện phát triển
  • D. Quá lạc hậu so với sự phát triển chung của các nước trong khu vực và thế giới

Câu 2: Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt, đó là ý nghĩa của:

  • A. những thành tựu về khoa học - kĩ thuật trong các thế kỉ XVI - XVII.
  • B. văn học chữ Nôm phát triển mạnh vào các thể kỉ XVI - XVII.
  • C. văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI - XVII.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Tôn giáo nào trước đây bị nhà nước Lê sơ hạn chế, thậm chí cấm đoán, đến thế kỉ XVI - XVIII có điều kiện phục hồi và phát triển?

  • A. Phật giáo, Đạo giáo.
  • B. Thiên Chúa giáo.
  • C. Ấn Độ giáo, Hồi giáo
  • D. Phật giáo, Thiên Chúa giáo.

Câu 4: Thế kỉ XVI - XVIII, tôn giáo được truyền bá ngày càng rộng rãi, trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước là:

  • A. Phật giáo
  • B. Nho giáo.
  • C. Đạo giáo
  • D. Thiên chúa giáo.

Câu 5: Đến thế kỉi nào, Thiên Chúa giáo truyền bá mạnh mẽ vào nước ta?

  • A. Đến khoảng thế kỉ XV.
  • B. Đến khoảng thế kỉ XVI.
  • C. Đến khoảng thế kỉ XVII.
  • D. Đến khoảng thế kỉ XVIII

Câu 6: Loại hình văn học nào được định hình và phát triển ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  • A. Văn học chữ Hán.
  • B. Văn học chữ Nôm.
  • C. Văn học dân gian.
  • D. Tất cả các loại hình văn học trên

Câu 7: Ai là người nữ tiên sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam?

  • A. Nguyễn Thị Duệ.
  • B. Đoàn Thị Điểm.
  • C. Lý Chiêu Hoàng.
  • D. Bùi Thị Xuân.

Câu 8: Ở thời kì nào của nước ta đạo Phật bị hạn chế, thậm chí bị cấm đoán:

  • A. Thời Lê Sơ.
  • B. Thời nhà Lý
  • C. Thời nhà Trần.
  • D. Thời nhà Nguyễn

Câu 9: Tác phẩm điêu khắc bằng gỗ tiêu biểu nhất của nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là tác phẩm nào?

  • A. Tượng Phật chùa Tây Phương (Hà Nội).
  • B. Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Bắc Ninh).
  • C. Tượng Phật ở chùa Quỳnh Lâm (Hà Nội).
  • D. Chùa Một Cột (Hà Nội).

Câu 10: Chữ Quốc ngữ xuất hiện ở nước ta từ thời gian nào và có đặc điểm gì?

  • A. Từ thế kỉ XVI - theo mẫu chữ Nôm
  • B. Từ giữa thế kỉ XVII - theo mẫu tự Latinh
  • C. Từ thế kỉ XVIII - theo mẫu chữ tượng hình
  • D. Từ đầu thế kỉ XX - theo mẫu chữ tượng ý

Câu 11: Nội dung giáo dục ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII chủ yếu là

  • A. Các môn khoa học
  • B. Các môn khoa học tự nhiên
  • C. Giáo lí Nho giáo
  • D. Giáo lí Phật giáo

Câu 12: Từ thế kỉ XVI - XVIII, ở nước ta có những tôn giáo như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo. Trong các tôn giáo đó, tôn giáo nào có điều kiện khôi phục vị trí của mình?

  • A. Nho giáo.
  • B. Phật giáo và Đạo giáo.
  • C. Thiên Chúa giáo.
  • D. Tất cả các tôn giáo trên.

Câu 13: Cơ sở khẳng định trong các thế kỉ XVI - XVIII, Thiên Chúa giáo đã trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước là

  • A. Nhân dân không coi trọng Nho giáo như trước nữa
  • B. Số người theo Thiên Chúa giáo ngày càng đông
  • C. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi
  • D. Nhà nước phong kiến cho phép các giáo sĩ nước ngoài tự do truyền đạo

Câu 14: Hiện nay, nước ta cần rút bài học kinh nghiệm gì về những thành tựu và khoa học - kĩ thuật trong các thế kỉ XVI - XVII để đưa nền kinh tế phát triển theo hướng hội nhập quốc tế?

  • A. Cần chú trọng phát triển khoa học tự nhiên để tiếp cận và tiếp nhận thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới.
  • B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • C. Mở rộng kinh tế đối ngoại.
  • D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa trong nông nghiệp.

Câu 15: Thế kỉ XVI - XVIII, tín ngưỡng truyền thống phát huy làm cho tín ngưỡng ở nước ta ngày càng phong phú, đó là:

  • A. thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt
  • B. thờ các vị thần linh.
  • C. tổ chức cúng bái linh đình.
  • D. tổ chức các ngày lễ, hội dân gian phong phú, đa dạng.

Câu 16: Bộ quốc sử tiêu biểu của Việt Nam thời phong kiến là

  • A. Lê triều công nghiệp thực lục của Hồ Sĩ Dương
  • B. Ô châu cận lục của Dương Văn An
  • C. Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn
  • D. Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên

Câu 17: Thiên Chúa giáo bắt đầu truyền bá vào nước ta từ khi nào?

  • A. Nửa đầu thế kỉ XVI
  • B. Cuối thế kỉ XV
  • C. Thế kỉ XVII
  • D. Thế kỉ XVIII

Câu 18: Giáo dục ngày càng khuôn sáo, việc tổ chức thi cử nặng về hình thức và gian lận công khai nên chất lượng giáo dục ngày một suy giảm. Đó là đặc điểm của giáo dục nước ta thời

  • A. Lê Sơ.
  • B. Nhà Nguyễn.
  • C. Lê Trung Hưng.
  • D. Lý - Trần.

Câu 19: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, nền văn học nước ta tồn tạo nhiều bộ phận phong phú, ngoại từ

  • A. Văn học chữ Hán
  • B. Văn học dân gian
  • C. Văn học chữ Nôm
  • D. Văn học chữ Quốc ngữ

Câu 20: Lúc đầu, Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào?

  • A. Truyền đạo
  • B. Viết văn tự
  • C. Sáng tác văn học
  • D. Gồm cả A, B và C
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII sgk Lịch sử 10 Trang 121


Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII (P2)
  • 37 lượt xem