Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vì sao nước Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới?
- A. Nước Anh nổ ra cuộc cách mạng tư sản sớm.
- B. Nước Anh có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất.
- C. Nước Anh thu được nhiều lợi nhuận trong các cuộc phát kiến địa lý.
- D. Nước Anh có thuộc địa rộng lớn.
Câu 2: Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần chủ yếu nào để bàn kế đánh giặc?
- A. các vương hầu quý tộc.
- B. các bậc phụ lão có uy tín.
- C. đại biểu của các tầng lớp nhân dân.
- D. Nội bộ tướng lĩnh nhà Trần.
Câu 3: Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật cuối XIX đầu XX có tác dụng gì?
- A. Giúp nông nghiệp được cải tiến.
- B. Làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế TBCN, đánh dấu bước tiến mới của CNTB.
- C. Tăng sản lượng một số ngành công nghiệp.
- D. Máy móc sử dụng ngày càng nhiều.
Câu 4: Tiến bộ nào dưới đây không phải là tiến bộ của thời kỳ cách mạng đá mới
- A. biết trồng trọt và chăn nuôi.
- B. công cụ lao động được cải tiến.
- C. đời sống vật chất và tinh thần nâng cao.
- D. biết sử dụng cung tên.
Câu 5: Ngày 26/3/1871 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở nước Pháp?
- A. Quân khởi nghĩa đã đánh chiếm các trụ sở của chính phủ tư sản lâm thời.
- B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa thị chính.
- C. Bầu cử Hội đồng Công xã.
- D. Hội đồng Công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào.
Câu 6: Tại sao nói: “Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII bị xâm phạm nghiêm trọng”?
- A. Vì nhà Mạc cắt đất thần phục nhà Minh của Trung Quốc.
- B. Vì cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dài.
- C. Vì cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài.
- D. Vì cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Việt Nam diễn ra trong suốt các TK XVI – XVIII.
Câu 7: Ý nào phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?
- A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
- B. Thống nhất hoàn toàn đất nước.
- C. Hỗ trợ vua Lê nắm quyền trở lại trên cả nước.
- D. Đánh bại ba lần xâm lược của quân Mông – Nguyên, Xiêm và Thanh.
Câu 8: “ Đời vua Thái tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”
Hai câu ca dao trên phản ánh sự hưng thịnh của kinh tế nước ta thời kỳ nào?
- A. Tiền Lê
- B. Lê sơ
- C. Lý
- D. Trần
Câu 9: Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc đưa nước ta bước vào thời kì độc lập lâu dài?
- A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905.
- B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ năm 907.
- C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.
- D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô năm 939.
Câu 10: Thế giới và Việt Nam hiện nay đang tiến hành cách mạng công nghiệp 4.0. Từ thực tiễn của cuộc cách mạng này, theo em, vấn đề nhức nhối nhất đối với tất cả các nước để có thể phát triển bền vững là gì?
- A. Bùng nổ dân sô.
- B. Ô nhiễm môi trường.
- C. Khủng bố.
- D. Chênh lệch giàu nghèo
Câu 11: Tác phẩm Hổ trướng khu cơ và công trình Lũy Thầy gắn liền với nhân vật lịch sử nào ?
- A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- B. Nguyễn Công Trứ.
- C. Mạc Thiên Tứ.
- D. Đào Duy Từ.
Câu 12: Điểm khác nhau cơ bản về hình thức của cách mạng tư sản Pháp so với cách mạng tư sản Anh là gì?
- A. Cách mạng Pháp là cuộc CMTS triệt để, cách mạng Anh là cuộc CMTS không triệt để.
- B. Cách mạng Pháp do giai cấp tư sản lãnh đạo, cách mạng Anh do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
- C. Cách mạng Pháp nổ ra dưới hình thức nội chiến, giải phóng dân tộc, cách mạng Anh nổ ra dưới hình thức nội chiến.
- D. Cách mạng Pháp sau thắng lợi thiết lập nền cộng hòa, cách mạng Anh sau thắng lợi thiết lập nền quân chủ lập hiến.
Câu 13: Ý nào không phản ánh đúng khi đánh giá về thủ công nghiệp của nước ta trong các thế kỉ X- XV?
- A. Các nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh.
- B. Thợ quan xưởng đã sản xuất một số sản phẩm kĩ thuật cao.
- C. Một số làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển.
- D. Đã xuất hiện một số nghề thủ công mới được du nhập từ phương Tây.
Câu 14: Cuối thế kỷ XVIII, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
- A. Quân chủ chuyên chế
- B. Quân chủ lập hiến
- C. Cộng hòa tư sản
- D. Chế độ cộng hòa
Câu 15: Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là:
- A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
- B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
- C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.
- D. Chủ nghãi đế quốc bành trướng.
Câu 16: Tình hình khoa học kĩ thuật ở nước ta từ thế kỉ XI- XV:
- A. Phát triễn tương đối toàn diện.
- B. Đã có những bước tiến đang kể so với thế giới.
- C. Chủ yếu phát triển về khoa học xã hội, hạn chế sự phát triễn khoa học kĩ thuật.
- D. Phát triễn toàn diện.
Câu 17: Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Xiêm năm 1785?
- A. Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba.
- B. Chiến thắng Chi Lăng.
- C. Chiến thắng Xương Giang
- D. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
Câu 18: Vì sao giai cấp tư sản điên cuồng chống lại Công xã?
- A. Công xã tách nhà thờ ra khỏi nhầ nước.
- B. Công xã xóa hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản.
- C. Công xã thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân, đối lập nhà nước tư bản.
- D. Công xã ban bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân.
Câu 19: Quốc gia cổ Cham - pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?
- A. Sa Huỳnh.
- B. Đồng Nai.
- C. Ốc Eo.
- D. Đông Sơn.
Câu 20: Ai là người đặt nền tảng cho việc tìm kiếm năng lượng hạt nhân ?
- A. Ma-ri Quy-ri.
- B. Hăng-ri Béc-cơ-ren.
- C. Rơn-ghen.
- D. Rơ-dơ-pho.
Câu 21: Vị chúa Nguyễn nào khởi đầu xây dựng chế độ phong kiến Nam triều?
- A. Nguyễn Kim
- B. Nguyễn Hoàng
- C. Nguyễn Phúc Khoát
- D. Nguyễn Ánh
Câu 22: Tổ chức Đồng minh những người cộng sản ra đời nhằm mục đích gì?
- A. “Đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước”.
- B. “Đoàn kết giai cấp vô sản và những người cộng sản các nước”.
- C. “Đoàn kết giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa”.
- D. “Đoàn kết những người cộng sản tất cả các nước”.
Câu 23: Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông?
- A. Đạo, phủ, châu, hương, giáp.
- B. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã.
- C. Lộ, trấn, phủ, châu, xã.
- D. Lộ, phủ, châu, huyện, xã.
Câu 24: Cuối thế kỉ XIX – đầu TK XX tình hình kinh tế nước Nga như thế nào ?
- A. Kinh tế phong kiến phát triển mạnh mẽ hơn so với kinh tế TBCN.
- B. Kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ.
- C. Kinh tế TBCN phát triển , thường bị cản trở bởi chế độ chuyên chế Nga hoàng và tàn dư của chế độ nông nô.
- D. Kinh tế TBCN chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Câu 25: Đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài như thế nào?
- A. Đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
- B. Tương đối ổn định và phát triển.
- C. Bị khủng hoảng và bế tắc.
- D. Có những bước tiến vượt bậc so với các thế kỷ trước.
Câu 26: Trong các năm 1840 – 1848, nhà Nguyễn đã đối phó với cuộc khởi nghĩa của người Khơ-me ở vùng nào?
- A. Tây Nam Kỳ.
- B. Đông Nam Kỳ.
- C. Đồng bằng sông Cửu Long.
- D. Biên giới phía Bắc.
Câu 27: Tại sao thời kỳ chuyên chính Giacobanh được xem là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?
- A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- B. Chiến thắng ngoại xâm nội phản, bảo vệ được thành quả cách mạng.
- C. Ban bố hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hòa, quyền dân chủ rộng rãi.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 28: Nền văn hóa nào dưới đây không thuộc thời kỳ đá mới?
- A. Văn hóa Hòa Bình.
- B. Văn hóa Bắc Sơn.
- C. Văn hóa Sơn Vi.
- D. Văn hóa Phùng Nguyên.
Câu 29: Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động gắn liền với tên tuổi của
- A. Các – Mác.
- B. Ăng - ghen
- C. Lê – nin.
- D. Rô-da Lúc-xem-bua.
Câu 30: Vị vua nào cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long, ‘đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng thái tử đến học”vào năm 1070?
- A. Vị vua Lý Thái Tổ.
- B. Vị vua Lý Thái Tông.
- C. Vị vua Lý Nhân Tông.
- D. Vị vua Lý Thánh Tông.
Câu 31: Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Đức đứng thứ mấy ở châu Âu, sau nước nào?
- A. Đứng thứ hai, sau Mĩ.
- B. Đứng thứ nhất.
- C. Đứng thứ ba, sau Mĩ, Anh.
- D. Đứng thứ tư, sau Mĩ, Anh, Pháp.
Câu 32: Nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc từ năm
- A. 111 TCN.
- B. 179 TCN.
- C. 208 TCN.
- D. 179 SCN.
Câu 33: Lực lượng lao động trong các xưởng thủ công ngiệp nhà nước là tầng lớp nào?
- A. Thợ thủ công bị phá sản.
- B. Nông dân bị mất ruộng đất.
- C. Thợ thủ công giỏi.
- D. Tất cả các lực lượng trên.
Câu 34: Đầu thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của quân xâm lược nào?
- A. Nhà Thanh.
- B. Nhà Minh.
- C. Nhà Tống.
- D. Nhà Nguyên.
Câu 35: Các triều đại phong kiến tổ chức lễ cày tich điền nhằm mục đích
- A. khuyến khích nhân dân sản xuất.
- B. khai khẩn đất hoang.
- C. bảo vệ đê điều.
- D. bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp.
Câu 36: Cách mạng 1905-1907 ở Nga có tác động mạnh mẽ nhất đối với phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực nào?
- A. Các nước phương Tây.
- B. Các nước ở khu vực Mĩ-la-tinh
- C. Các nước phương Đông.
- D. Các nước ở khu vực châu Phi.
Câu 37: Ở thời kỳ nguyên thủy, công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho cư dân trên đất nước ta
- A. phát triển nghề nông trồng lúa nước.
- B. sống định cư trong các bản làng.
- C. mở rộng địa bàn cư trú.
- D. sử dụng hợp lý các loại công cụ lao động.
Câu 38: Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ XIX đã làm tiền đề cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời?
- A. Sự phát triển của phong trào công nhân.
- B. Sự ra đời và hoạt động của CNXH không tưởng.
- C. Sự thành lập quốc tế thứ nhất.
- D. Sự xuất hiện của Mác và Ăng-ghen.
Câu 39: Chiến thắng mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là:
- A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- B. Chiến thắng Như Nguyệt năm 1075.
- C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
- D. Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang năm 1427.
Câu 40: Sự sa sút của kinh tế thương nghiệp thời Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?
- A. Làm cho nông nghiệp suy yếu.
- B. Làm cho thủ công nghiệp kém phát triển.
- C. Làm cho đô thị bị suy thoái.
- D. Làm cho nội thương kém phát triển.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 40: Lê Nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 39: Quốc tế thứ hai (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 2: Xã hội nguyên thủy (P1)
- Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (P2) Lịch sử 10
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV (P1)