Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một trong những nguyên nhân thất bại chủ yếu của phong trào nông dân Tây Sơn là
- A. không có sự giúp đỡ của nước ngoài.
- B. nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.
- C. không có đường lối kháng chiến đúng đắn để chống giặc ngoại xâm.
- D. quân Thanh quá mạnh nên đã dễ dàng đánh bại nghĩa quân.
Câu 2: Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) đấu tranh đòi quyền lợi gì?
- A. Thiết lập nền cộng hòa.
- B. Nghỉ ngày chủ nhật có lương.
- C. Được tự do bầu cử.
- D. Tăng lương, giảm giờ làm.
Câu 3: Đâu là nhận xét không đúng về các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc từ thế kỉ I đến X?
- A. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết.
- B. Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, quyết liệt
- C. Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- D. Tất cả đều thất bại.
Câu 4: Vào triều đại của vị vua nào bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam hoàn chỉnh nhất?
- A. Lê Thái Tông
- B. Lê Thánh Tông
- C. Lê Nhân Tông
- C. Lê Anh Tông
Câu 5: Vì sao cần phải thành lập một tổ chức quốc tế mới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất?
- A. Phong trào công nhân phát mạnh.
- B. Các tổ chức chính trị của công nhân ở các nước được thành lập.
- C. Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân các nước.
- D. Chủ nghĩa tư bản đã thành lập một tổ chức Quốc tế để chống lại phong trào công nhân.
Câu 6: Điểm giống nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai là
- A. nghề chế tác đá tiếp tục hoàn thiện và phát triển.
- B. biết sử dụng nguyên liệu đồng để chế tạo công cụ.
- C. nghề nông trồng lúa nước giữ vai trò chủ đạo.
- D. săn bắt, hái lượm vẫn là nguồn sống chính.
Câu 7: Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là gì?
- A. Đề cao quyền công dân và quyền con người.
- B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
- C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
- D. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Câu 8: Chính quyền Lê- Trịnh và chúa Nguyễn đều chú trọng đến các quan xưởng để làm gì?
- A. Phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.
- B. Phục vụ cho nhu cầu của thợ thủ công.
- C. Phục vụ cho nhu cầu của quan lại.
- D. Phục vụ cho nhu cầu của nhà nước.
Câu 9: Sai lầm nghiêm trọng trong chính sách ngoại giao của Nhà Mạc là
- A. Thần phục Trung Quốc và các nước Phương Nam.
- B. cắt đất thần phục nhà Minh.
- C. Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
- D. Bắt Lào, Chân Lạp thần phục.
Câu 10: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là gì?
- A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.
- B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông.
- C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản.
- D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.
Câu 11: Vì sao Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa?
- A. Tránh xung đột Nam – Bắc triều.
- B. Tập hợp nhân dân khai hoang.
- C. Tránh âm mưu ám hại của họ Trịnh.
- D. Để xây dựng lực lượng chống Bắc triều.
Câu 12: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận và sáp nhập vào quốc gia nào?
- A. Trung Quốc.
- B. Văn Lang.
- C. Nam Việt.
- D. An Nam.
Câu 13: Tháng 6-1905 diễn ra sự kiện lịch sử gì trong cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga ?
- A. 40 vạn công nhân ở Pê-téc-bua biểu tình.
- B. Binh lính và nông dân Nga nổi dậy chống Nga hoàng.
- C. Cuộc tổng bãi công của công nhân ở Mat-xcơ-va.
- D. Thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem –kin khởi nghĩa.
Câu 14: Chiến thắng của quân dân Đại Việt đã mở ra thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta là
- A. chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- B. chiến thắng Như Nguyệt năm 1075.
- C. chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
- D. chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang năm 1427.
Câu 15: Phật giáo phát triễn mạnh mẽ nhất ở nước ta vào thời kì nào?
- A. Dưới thời nhà Đinh – Tiền Lê
- B. Dưới thời nhà Ly – Trần.
- C. Dưới thời nhà Hồ
- D. Dưới thời nhà Lê Sơ.
Câu 16: Lợi dụng cơ hội nào, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai?
- A. Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết.
- B. Nội bộ triều đình nhà Ngô bị rối loạn.
- C. Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ.
- D. Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu.
Câu 17: .“ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” là chủ trương của
- A. Trần Hưng Đạo.
- B. Lê Hoàn .
- C. Lê Lợi.
- D. Lý Thường Kiệt.
Câu 18: Nguyên nhân sâu xa làm cho đông đảo nông dân Đàng Ngoài phải rời bỏ ruộng đất, xóm làng đi lang thang kiếm sống?
- A. Bị nhiều tầng áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến.
- B. Bị mất ruộng đất tư và mất hết hi vọng vào ruộng đất công làng xã.
- C. Bị bóc lột bằng tô thuế, lao dịch, binh dịch.
- D. Câu B và câu C đúng.
Câu 19: Tháng 9-1791, Hiến pháp mới thông qua quy định nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
- A. Quân chủ chuyên chế
- B. Cộng hòa tư sản
- C. Quân chủ lập hiến
- D. Chế độ cộng hòa
Câu 20: Tháng 2/1848, một tác phẩm nổi tiếng của Mác, Ăng-ghen ra đời, đó là tác phẩm nào?
- A. Đồng minh những người vô sản.
- B. Đồng minh những người cộng sản.
- C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
- D. Tuyên ngôn những người chính nghĩa.
Câu 21: Các tầng lớp chính trong xã hội quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là
- A. vua, quan lại, tăng lữ.
- B. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
- C. vua, tăng lữ, nông dân tự canh.
- D. vua, địa chủ và nông nô.
Câu 22: Năm 1903, đánh dấu sự kiện lịch sử nào dưới đây ?
- A. Xuất hiện ô tô đầu tiên trên thế giới.
- B. Xuất hiện máy bay đầu tiên trên thế giới.
- C. Xuất hiện tàu thủy đầu tiên trên thế giới.
- D. Xuất hiện tàu hỏa đầu tiên trên thế giới.
Câu 23: Thời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Đó là ai?
- A. Đó là Lê Quý Đôn
- B. Đó là Chu Văn An.
- C. Đó là Phạm Sư Mạnh
- D. Đó là Mạc Đĩnh Chi
Câu 24: Nguyễn Văn Tú là người thợ giỏi trong lĩnh vực nào ?
- A. Chế tạo đồng hồ và kính thiên lý.
- B. Chế tạo súng đại bác theo kiểu phương Tây.
- C. Chế tạo súng trường kiểu phương Tây.
- D. Làm thuyền chiến hai lầu (lâu thuyền).
Câu 25: Yếu tố nào sau đây không phải là tiền đề dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang?
- A. Chống ngoại xâm.
- B. Bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
- C. Xã hội phân hóa sâu sắc.
- D. Nhu cầu trị thủy.
Câu 26: Vì sao dưới thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến Bắc?
- A. Do căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- B. Do các triều đại phong kiến phương Bắc bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
- C. Do các triều đại phong kiến phương Bắc tước đoạt ruộng đất của giai cấp nông dân.
- D. Do giai cấp quý tộc nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc tước mất quyền lợi.
Câu 27: Điểm khác nhau cơ bản về nguyên nhân và tiền đề dẫn đến sự bùng nổ cách mạng tư sản Pháp so với cách mạng tư sản Anh là
- A. kinh tế TBCN phát triển.
- B. nhà vua có quyền lực tối cao và cai trị độc đoán.
- C. xuất hiện trào lưu Triết học ánh sáng.
- D. quần chúng nhân dân bị áp bức bóc lột nặng nề.
Câu 28: Tại sao quá trình tập trung tư bản và sản xuất ở Đức diễn ra nhanh?
- A. Do cạnh tranh trong sản xuất công nghiệp nặng.
- B. Do khoa học-kĩ thuật phát triển.
- C. Do tư sản cần nhiều tiền.
- D. Do có nhiều máy móc tối tân.
Câu 29: Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X – XV là
- A. hệ thống chợ làng phát triển.
- B. sự phòng phú của các mặt hàng mĩ nghệ.
- C. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống.
- D. sự ra đời của đô thị Thăng Long.
Câu 30: Vì sao cuối năm 1788, vua Càn Long cho 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta?
- A. Vì nội bộ nước ta bị chia rẽ do chúa Trịnh lấn át quyền lực của vua Lê.
- B. Vì Nguyễn Ánh cầu cứu vua Thanh.
- C. Vì vua Xiêm muốn quân Thanh và quân Xiêm cùng lúc tấn công nước ta.
- D. Vì vua Càn Long muốn mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
Câu 31: Từ thế kỉ I – X, nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc vì
- A. căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của kẻ thù.
- B. bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
- C. bị mất ruộng đất quá nhiều.
- D. đời sống gặp nhiều khó khăn.
Câu 32: Việc nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm mục đích gì?
- A. Thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.
- B. Lấy lòng người dân tộc thiểu số.
- C.Thực hiện chính sách đa dân tộc.
- D. Giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.
Câu 33: Bài học được rút ra để Việt Nam có thể bắt kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay là?
- A. Tích cực phát triển Nho giáo.
- B. Khuyến khích học chữ Hán và chữ Nôm.
- C. Đẩy mạnh phát triển khoa học – kĩ thuật.
- D. Chú trọng các nội dung kinh, sử trong giáo dục.
Câu 34: Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì?
- A. Chính phủ Vệ quốc.
- B. Chính phủ yêu nước.
- C. Chính phủ lập quốc.
- D. Chính phủ cứu quốc
Câu 35: Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:
- A. Lí, Trần, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ.
- B. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.
- C. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí, Trần, Lê sơ.
- D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ.
Câu 36: Những tiến bộ về khoa học-kĩ thuật trong nền kinh tế của thế giới tư bản chủ nghĩa những năm cuối thế kĩ XIX chủ yếu là:
- A. Phát minh và sử dụng động cơ đốt trong và động cơ điện.
- B. Phát minh và sử dụng nhiệt lượng.
- C. Phát minh và sử dụng máy hơi nước.
- D. Phát minh và sử dụng động cơ học.
Câu 37: Nhà Nguyễn đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây như thế nào ?.
- A. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây.
- B. Thi hành chính sách tương đối mở đối với các nước phương Tây.
- C. Thực hiện mở cửa để quan hệ với phương Tây.
- D. Chủ trương đóng cửa, không chấp nhận quan hệ với họ.
Câu 38: Một trong những tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là.
- A. Thờ cúng tổ tiên.
- B. Sùng bái tự nhiên.
- C. Thờ thần mặt trời.
- D. Thờ thần núi.
Câu 39: Bài học lớn nhất được rút ra từ sự thất bại của Công xã Pari là gì?
- A. Phải thành lập chính đảng lãnh đạo.
- B. Phải thực hiện liên minh công nông.
- C. Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.
- D. Phải thực hiện triệt để chuyên chính vô sản.
Câu 40: Địa danh nào sau đây không phải là trung tâm buôn bán nổi tiếng của nước ta trong các thế kỷ XVI- XVIII?
- A. Thăng Long.
- B. Phố Hiến.
- C. Hội An.
- D. Bắc Ninh.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tiếp) - P2
- Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 2: Xã hội nguyên thủy (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 37: Mác và Ăng ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học (P1)