Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đứng đầu nhà nước là Vua, dưới vua có Tể tướng và đại thần, dưới là các Sảnh, Viện, Đài. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn. Đó là tổ chức bộ máy nhà nước thời:
- A. Đinh - Tiền Lê.
- B. Lý, Trần.
- C. Lý, Trần, Hồ.
- D. Lý, Trần, Hậu Lê.
Câu 2: Sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương vào năm nào? Đóng đô ở đâu?
- A. Năm 938. Đóng đô ở Hoa Lư.
- B. Năm 939. Đóng đô ở Thăng Long.
- C. Năm 939. Đóng đô ở Cổ Loa.
- D. Năm 938. Đóng đô ở Cổ Loa.
Câu 3: Năm 944, Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào tình trạng
- A. bị ngoại xâm xâm lược.
- B. “loạn 12 sứ quân”.
- C. chia cắt thành cát cứ.
- D. nội bộ mâu thuẫn.
Câu 4: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì? Do ai ban hành?
- A. Quốc triều hình luật do Lê Thánh Tông ban hành
- B. Hình luật do Lý Thánh Tông ban hành
- C. Hoàng triều luật lệ do Lý Thánh Tông ban hành.
- D. Luật Hồng Đức do Lê Thánh Tông ban hành.
Câu 5: Quân đội dưới thời Lý, Trần được tuyển chọn theo chế độ nào?
- A. Theo chế độ “Ngụ binh ư nông”.
- B. Theo chế độ “Ngụ nông ư binh”.
- C. Theo chế độ tuyển chọn từ con em quan lại
- D. Theo chế độ tuyển mộ binh sĩ.
Câu 6: Tổ chức quân đội theo chế độ “Ngụ binh ư nông” bắt đầu từ thời kì nào?
- A. Thời nhà Đinh - Tiên Lê.
- B. Thời nhà Lý.
- C. Thời nhà Trần.
- D. Thời hậu Lê.
Câu 7: Triều đại nhà Đinh trong lịch sử nước ta được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào?
- A. Trong khoảng thời gian từ năm 939 - 944.
- B. Trong khoảng thời gian từ năm 968 - 979.
- C. Trong khoảng thời gian từ năm 967 - 979.
- D. Trong khoảng thời gian từ năm 968 - 1001.
Câu 8: Bảy triều đại phong kiến tồn tại trên đất nước ta từ thế kỉ X đến thê kỉ XV. Hãy nêu triều đại mở đầu và kết thúc:
- A. mở đâu nhà Đinh, kết thúc nhà Lê Sơ.
- B. mở đầu nhà Ngô, kết thúc nhà Hồ.
- C. mở đầu nhà Ngô, kết thúc nhà Lê Sơ
- D. mở đầu nhà Đinh, kết thúc nhà Trần.
Câu 9: Quốc hiệu nước ta thời nhà Định là:
- A. Đại Việt.
- B. Đại Ngu.
- C. Đại Cồ Việt.
- D. Đại Nam.
Câu 10: Nhà Lý được thành lập và tôn tại trong khoảng thời gian nào?
- A. Trong khoảng thời gian từ năm 1010 - 1209.
- B. Trong khoảng thời gian từ năm 1010 - 1210.
- C. Trong khoảng thời gian từ năm 1010 - 1138.
- D. Trong khoảng thời gian từ năm 1010 - 1225.
Câu 11: Một trong những yếu tố của tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời nhà Lê là
- A. Vua không trực tiếp quyết định mọi việc.
- B. Chính quyền Trung ương có 3 ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban.
- C. Ở địa phương có lộ, phủ, huyện, hương, Xã.
- D. Chia đất nước thành 10 đạo.
Câu 12: Dưới thời nhà Lê, việc ban hành Bộ luật Hồng Đức nhằm:
- A. bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến phân quyền.
- B. bảo vệ tôn ty trật tự phong kiến theo tinh thần Nho giáo.
- C. quản lí xã hội theo pháp luật.
- D. điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Câu 13: Cho các sự kiện:
1. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
2. Ngô Quyền mắt, Dương Tam Kha chiếm ngôi vương.
3. Vua Lý Thái Tô dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
4. Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian:
- A. 3,1,2, 4.
- B. 2, 3,4, 1.
- C. 4, 1, 2, 3.
- D. 4, 2, 1, 3
Câu 14: Trong các thế kỉ XI – XV, quân đội được tổ chức gồm
- A. Hai bộ phận: quân bảo vệ vua và quân bảo vệ đất nước
- B. Ba bộ phận: quân bảo vệ vua, quân bảo vệ cung thành và quân bảo vệ đất nước
- C. Hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, kinh thành(cấm quân) và quân chính quy bảo vệ đất nước (ngoại binh)
- D. Một bộ phận: quân chính quy đảm nhiệm hai nhiệm vụ là bảo vệ kinh thành và bảo vệ đất nước
Câu 15: Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV là
- A. Thực hiện cống nạp với các triều đại phương Bắc, nhưng vẫn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ
- B. Thần phục các triều đại phương Bắc và các nước láng giềng
- C. Giữ mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng
- D. Khi bị xâm lược hoặc bị xâm phạm biên giới thì sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Câu 16: Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là gì?
- A. Bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo
- B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị
- C. Bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc
- D. Bảo vệ tài sản và tính mạng của nông dân làng xã
Câu 17: Trong các thế kỉ X – XV, quân đội được tuyển theo
- A. Chế độ “ngụ binh ư nông”
- B. Chế độ nghĩa vụ quân sự
- C. Chế độ lao dịch
- D. Chế độ trưng binh
Câu 18: Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách?
- A. Lộ, phủ, huyện, châu, xã
- B. Lộ, trấn, phủ, châu, xã
- C. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã
- D. Đạo, phủ, châu, hương, giáp
Câu 19: Sử dụng các cụm từ cho sẵn dưới đây để hoàn chỉnh những thông tin nói về bộ máy nhà nước thời Lý – Trần
“Từ thời Lý, chín quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Đứng đầu đất nước ta là …….(1)…..nắm mọi quyền hành về chính trị, luật pháp và quân sự. Giúp việc cho vua là …….(2)…….. và …….(3)……Bên dưới là các cơ quan trung ương như sành, viện, đại. Ngoài ra, còn có các chức quan chuyên trông nom sản xuất nông nghiệp và hệ thống đê điều.
Đất nước được chia thành các…..(4)….., do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần – Hồ) cai quản. Dưới lộ, trấn là các ……(5)……. Và đều có quan lại triều đình trông coi. Đơn vị hành chính cấp cơ sở gọi là xã, do các ……(6)….. đứng đầu”.
- A. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan
- B. 1) vua, 2) các đại thần, 3) tể tướng, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan
- C. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) phủ, huyện, châu, 5) lộ, trấn, 6) xã quan
- D. 1) vua, 2) tể tướng, 3) xã quan, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) các đại thần
Câu 21: Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối nội của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV là
- A. Coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước
- B. Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc
- C. Cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị
- D. Chăm lo đến đời sống nhân dân
=> Kiến thức Giải bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến
Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 9: Vương quốc Cam – pu – chia và vương quốc Lào (P2)
- Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất thân từ? Lịch sử lớp 10
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
- Trắc nghiệm phần một lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại (có đáp án)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì II (P4)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 2: Xã hội nguyên thủy (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu (P2)