Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
Vào cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng trong bước vào giai đoạn khủng hoảng suy tàn. Một phong trào nông dân bùng lên rầm rộ, mở đầu từ ấp Tây Sơn. Sự kiên cường và bất khuất chiến đấu của nhân dân bước đầu đã thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII
1. Bối cảnh đất nước đầu thế kỉ XVIII
- Đàng Ngoài: Chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc.
- Đàng Trong: Chính quyền chúa Nguyễn mới thành lập nhưng cũng nhanh chóng bị suy thoái.
=> Đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ
2. Phong trào Tây Sơn
- Thời gian: 1771
- Địa điểm: Ấp Tây Sơn (Bình Định)
- Lãnh đạo: 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
- Lực lượng: Dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
- Diễn biến:
- 1783, quân khởi nghĩa lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- 1786-1788, tiến ra Bắc, lật đổ tập đoàn Lê-Trịnh.
- Kết quả: Lần lượt đánh đổ chính quyền phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Ý nghĩa: Bước đầu thống nhất đất nước.
II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII
1. Kháng chiến chống Xiêm (1785)
- Nguyên nhân:
- Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm
- Ý đồ xâm lược nước ta của quân Xiêm
- Diễn biến: 1785, Nguyễn Huệ mai phục ở Rạch Gầm-Xoài Mút, đánh bại quân Xiêm.
- Ý nghĩa lịch sử:
- Là một trong những trận thuỷ chiến lớn trong lịch sử dân tộc.
- Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Xiêm.
- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và tài năng quân sự của Nguyễn Huệ.
2. Kháng chiến chống Thanh (1789)
- Nguyên nhân:
- Lê Chiêu Thống cầu cứu vua Thanh
- Dã tâm xâm lược nước ta của triều đình phong kiến Trung Hoa
- Diễn biến:
- Cuối năm 1788, 29 vạn quân Thanh kéo vào nước ta
- 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc
- Ngày mồng 5 tết 1789, chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược
- Kết quả:
- Đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta.
- Bảo vệ chủ quyền đất nước.
- Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung.
- Được nhân dân ủng hộ.
- Ý nghĩa:
- Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Thanh.
- Bảo vệ độc lập, lãnh thổ của đất nước.
- Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta và sự lãnh đạo tài tình của hoàng đế Quang Trung.
III. Vương triều Tây Sơn
- Sự thành lập vương triều Tây Sơn:
- Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế, lấy niên hiệu Thái Đức. Vương triều Tây Sơn thành lập.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi cai quản vùng đất từ Thuận Hóa ra Bắc.
- Những việc làm của hoàng đế Quang Trung:
- Chính trị: Thành lập chính quyền các cấp, lập lại sổ hộ khẩu.
- Kinh tế: Ban chiếu khuyến nông kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, giảm thuế.
- Văn hoá giáo dục: Tổ chức lại giáo dục thi cử, đề cao chữ nôm.
- Về quân sự: Quân đội được tổ chức quy củ, được trang bị vũ khí đầy đủ
- Về ngoại giao: Quan hệ hoà hảo với nhà Thanh, quan hệ tốt đẹp với Chân Lạp và Lào.
- 1792: Quang Trung qua đời.
- 1802: Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 117 – sgk lịch sử 10
Em biết gì thêm về trận Rạch Gầm – Xoài Mút?
Câu 2: Trang 119 – sgk lịch sử 10
Phân tích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung?
Câu 3: Trang 119 – sgk lịch sử 10
Hãy cho biết đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh?
Câu 4: Trang 120 – sgk lịch sử 10
Vương triều của Quang Trung đã làm được những gì? Đánh giá những việc làm đó?
Hướng dẫn giải câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 120 – sgk lịch sử 10
Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước?
Câu 2: Trang 120 – sgk lịch sử 10
Hãy trình bày đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh?
Câu 3: Trang 120 – sgk lịch sử 10
Em biết gì về Nguyễn Huệ - Quang Trung và đánh giá vai trò của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh?