Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại

  • 1 Đánh giá

Sự phát triển nhanh chóng của sản xuất đã làm cho nhu cầu về thương hiệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Việc tìm con đường đi sang phương Đông đã thúc đẩy các cuộc phát kiến lớn về địa lí. Nó mang lại nguồn của cải lớn về châu Âu cũng như những hiểu biết mới về Trái Đất. Trên cơ sở đó, công cuộc tích lũy tư bản ban đầu được tiến hành. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành , hai giai cấp mới là tư sản và vô sản từ đó cũng ra đời.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Những cuộc phát kiến địa lí

a. Nguyên nhân và điều kiện

  • Do sản xuất phát triển -> nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng.
  • Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập chiếm.
  • Khoa học kĩ thuật có nhiều tiến bộ như kĩ thuật mới trong đóng tàu, la bàn, hải đồ….

b. Những cuộc phát kiến địa lý lớn

  • 1487, B.Điaxơ đi đến cực Nam châu Phi
  • 1492, C. Côlômbô phát hiện ra châu Mỹ
  • 1497 Vaxcôđơ Gama đến Calicút Tây Nam Ấn Độ
  • 1519 – 1522 Ma – gien –lan đi vòng quanh thế giới

c. Hệ quả

  • Ðem lại cho loài người những hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới, thị trường thế giới được mở rộng.
  • Thúc đẩy quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của CNTB ở châu Âu
  • Nảy sinh quá trìnhcướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ

2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu

a. Quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ

  • Tích lũy vốn: bằng các biện pháp cướp bóc của cải tài nguyên của các nước thuộc địa, và cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
  • Tích lũy nhân công: Bần cùng hóa nông dân và thợ thủ công -> lực lượng làm thuê.

b. Biểu hiện:

  • Thủ công nghiệp: Có các công trường thủ công thay thế các phường hội và xuất hiện quan hệ chủ thợ.
  • Nông nghiệp: Các trang trại, đồn điền ra đời, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp.
  • Thương mại: Công ty thương mại thay thế cho thương hội.

=>Hình thành 2 giai cấp mới: tư sản và vô sản.

3. Phong trào Văn hóa Phục hưng

  • Hoàn cảnh:
    • Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng.
    • Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.
  • Nội dung:
    • Phê phán giai cấp phong kiến, giáo hội Thiên chúa giáo – chỗ dựa của chính quyền phong kiến.
    • Coi trọng khoa học kĩ thuật
    • Đề cao giá trị con người
    • Đề cao ý thức đòi quyền tự do cá nhân.
  • Thành tựu:
    • Sự phát triển phong phú về văn học và nở rộ các tài năng. Tiêu biểu là Lê –ô –na đơ Vanh –xi, Sếch –Xpia, Đê – các – tơ…
    • Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật, tiêu biểu là Cô – Péc –ních, Galile,…
  • Ý nghĩa:
    • Lên án giáo hội Ki –tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
    • Đây là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

4. Cải cách tôn giáp và chiến tranh nông dân

a. Cải cách tôn giáo

  • Nguyên nhân
    • Ky tô giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu, thống trị và chi phối đời sống tinh thần của xã hội Châu Âu.
    • Nước Đức là nơi đầu tiên nổ ra phong trào cải cách tôn giáo: Lu thơ (1483-1546) tại Đức ; Can-vanh (1509-1564) tại Thụy Sĩ , sau đó lan nhanh sang Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh.
  • Nội dung: cải cách bãi bỏ thủ tục và lễ nghi phiền toái, được đông đảo nhân dân đi theo.
  • Tác dụng: thúc đẩy và châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tôn giáo bị phân hóa thành Tân giáo và Cựu giáo.
  • Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lãnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã suy tàn.

b. Chiến tranh nông dân Đức

  • Nguyên nhân
    • Kinh tế thấp kém, chế độ phong kiến bảo thủ.
    • Người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề.
    • Mâu thuẫn giữa nông dân và quí tộc phát triển đến đỉnh cao.
  • Diễn biến:
    • Lãnh tụ kiệt xuất là Tô -mát Muyn-xe: lên án gay gắt sự hủ bại của giáo hội, lên án chế độ bóc lột phong kiến, kêu gọi nông dân nổi dậy chống áp bức, tuyên truyền và xây dựng một xã hội bình đẳng cho mọi người.
    • Bước đầu giành thắng lợi, nhưng cuối cùng bị đàn áp nên thất bại.
  • Ý nghĩa: thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của quần chúng bị áp bức.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Trang 62 – sgk lịch sử 10

Em hãy cho biết nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 63 – sgk lịch sử 10

Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 64 – sgk lịch sử 10

Vì sao có sự xuất hiện của phong trào văn hóa Phục Hưng?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 65 – sgk lịch sử 10

Hãy trình bày những nét chính của chiến tranh nông dân Đức?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 65 – sgk lịch sử 10

Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 65 – sgk lịch sử 10

Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 65 – sgk lịch sử 10

Hãy nêu tính chất của phong trào Văn hóa Phục Hưng?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 65 – sgk lịch sử 10

Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của phong trào cải cách tôn giáo?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Trang 65 – sgk lịch sử 10

Ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân Đức?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại (P2)


  • 36 lượt xem