Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
Ấn Độ thời Gúp – ta bắt đầu phát triển trên lưu vực sông Hằng ở phía Bắc, làm cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống Ấn Độ - văn hóa Hinđu. Sau đó, nền văn hóa đó tiếp tục phát triển trong các thời kì sau cùng các nền văn hóa khác. Để các bạn hiểu rõ hơn một cách tóm gọn, KhoaHoc sẽ tóm tắt nội dung trọng tâm cũng như hướng dẫn giải bài tập cho các bạn trong bài học ngày hôm nay “Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ”.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ
- Đến thế kỉ thứ VII, Ấn Độ bị chia rẽ phân tán (chia thành 6 quốc gia). Trong đó nước Pala ở Đông Bắc và Palava ở phía Nam có vai trò nổi bật.
- Nước Palava có bến cảng và đường biển, đã có vai trò tích cực phổ biến văn hóa Ấn Độ tới các quốc gia Đông Nam Á
=> Từ thế kỉ X – XII, Văn hóa truyền thống của Ấn Độ phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
2. Vương triều Hồi giáo Đêli
a. Sự thành lập
- Thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Trung Á đã tiến hành cuộc chinh phục vào đất nước Ấn Độ.
- Năm 1206, vương quốc Hồi giáo Ấn Độ Đê li (đóng đô ở Đê li) được thành lập.
b. Chính sách cai trị
- Truyền bá áp đặt đạo Hồi (Ixlam) vào những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo -> sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo xuất hiện.
- Người Hồi giáo chiếm đoạt ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại, bắt nhân dân Ấn nộp “thuế ngoại đạo”.
c. Văn hóa
- Văn hóa đạo Hồi được du nhập vào Ấn Độ, các công trình kiến trúc, thủ đô Đêli...
- Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc Ấn Độ Hinđu giáo và A rập Hồi giáo -> sự giao lưu văn hóa tiếp tục diễn ra.
3. Vương triều Mô Gôn
a. Sự thành lập
- Thế kỉ XV, cư dân Trung Á theo đạo Hồi (gốc Mông Cổ) do thủ lĩnh Timua Leng chỉ huy tấn công Ấn Độ.
- Đến thời Ba bua đánh chiếm Đêli lập ra vương triều Mô gôn (1526 - 1707).
b. Mô gôn dưới thời A cơ ba
- Vương triều Mô gôn dưới thời kì trị vì của vua A cơ ba đã đạt được bước phát triển mới:
- Dưới thời A cơ ba đất nước thịnh vượng, vua A cơ ba được coi là anh hùng dân tộc (Đấng Chí tôn)
- Xây dựng chính quyền mạnh đầy đủ các tầng lớp quý tộc (gốc Mông Cổ, Ấn Độ Hồi giáo, Ấn Độ giáo)
- Hạn chế sự bóc lột của địa chủ, sự phân biệt tôn giáo...
- Đo đạc lại ruộng, thống nhất các đơn vị đo lường, khuyến khích phát triển văn hóa...
c. Mô - gôn suy tàn
- Vương triều Mô gôn suy tàn dưới thời vua Sa Gia han (tô, thuế nặng nề, hình phạt nghiêm khắc, xây dựng công trình tiêu tốn ngân sách...)
- Cuối thế kỉ XVII, thực dân phương Tây từng bước can thiệp và xâm lược Ấn Độ, biến Ấn Độ trở thành thuộc địa.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Sự phát triển văn hóa thời Gúp – ta đưa đến điều gì?
Câu 2: Những nét chính về vương triều hồi giáo Đê – li?
Câu 3: Những nét chính về vương triều Mô – gôn?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Trình bày những chính sách của A – cơ – ba và ý nghĩa của nó?
Câu 2: Hãy cho biết vị trí của vương triều hồi giáo Đê – li và vương triều Mô – gôn trong lịch sử Ấn Độ?