Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một trong các yếu tố để hình thành truyền thống yêu nước là:

  • A.Truyền thống yêu nước được hình thành với sự ra đời của quốc gia.
  • B. Truyền thống yêu nước được hình thành từ quyền lợi dân tộc.
  • C. Truyền thống yêu nước.
  • D. Truyền thống yêu nước là sụ kế thừa của những người đi trước.

Câu 2: Hai chữ “đồng bào” nói lên truyền thống nào của dân tộc ta

  • A. Lao động sáng tạo
  • B. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau
  • C. Yêu nước và dung cảm
  • D. Kiên cường, bất khuất

Câu 3: Nét mới trong truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến độc lập là gì?

  • A. Chống ngoại xâm và phát triển kinh tế.
  • B. Đoàn kết dân tộc.
  • C. Tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40) đến cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh (819), đó là một quá trình đấu tranh nhằm:

  • A. bảo vệ độc lập dân tộc.
  • B. giải phóng dân tộc.
  • C. bảo vệ Tổ quốc.
  • D. bảo vệ lãnh thổ của dân tộc.

Câu 5: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong việc

  • A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ
  • B. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
  • C. Kháng chiến chống ngoại xâm
  • D. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng

Câu 6: Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là

  • A. Xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ
  • B. Phát triển nền văn minh Đại Việt
  • C. Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc
  • D. Giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc: đoàn kết, thương dân,….

Câu 7: Một trong những nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập là:

  • A. yêu nước phải yêu quê hương.
  • B. yêu nước bảo vệ đất nước
  • C. yêu nước phải chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, ra sức xây dựng và phát triển kinh tế.
  • D. yêu nước phải chống ngoại xâm.

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân ta đã kết thúc được nỗi đau mất nước hơn mười thế kỉ, mở ra kỉ nguyên mới, đưa dân tộc ta tiến vào thời kì xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập?

  • A. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
  • B. Khởi nghĩa của Bà Triệu.
  • C. Khởi nghĩa của Ngô Quyền.
  • D. Khởi nghĩa cửa Khúc Thừa Dụ.

Câu 9: Truyền thống yêu nước hình thành trải qua quá trình đấu tranh chống ngoại xâm để giữ nước, đặc biệt là thời kì nào?

  • A. Bắc thuộc.
  • B. Phong kiến độc lập.
  • C. Dựng nước.
  • D. Tất cả các thời kì trên.

Câu 10: Đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là gì?

  • A. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
  • B. Đoàn kết toàn dân.
  • C. Xây dựng gắn liền với bảo vệ tổ quốc
  • D. Đoàn kết với đồng bào các dân tộc.

Câu 11: Lúc nào thì lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết?

  • A. Trong lao động và chiến đầu
  • B. Trong chiến đấu chống ngoại xâm
  • C. Trong kháng chiến chống phương Bắc
  • D. Trong kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Câu 12: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây:

“Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm………..”

  • A. tất cả lũ bán nước và cướp nước.
  • B. tất cả quân xâm lược.
  • C. tất cả bọn bán nước,
  • D. tất cả kẻ thù của dân tộc.

Câu 13: Cho các sự kiện:

1. Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng.

2. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan,

3. Cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian:

  • A. 2, 1, 3.
  • B. 2, 3, 1.
  • C. 3, 2, 1.
  • D. 3, 1, 2.

Câu 14: Trong tâm thức của dân tộc Việt, vấn đề dân tộc thống nhất thể hiện đầu tiên và cụ thể nhất qua sự kiện nào?

  • A. Thống nhất 12 quân của Đinh Bộ Lĩnh
  • B. Chiến tranh Nam – Bắc triều thời Lê – Mạc
  • C. Sự phân chia đất nước giữa hai họ Trịnh – Nguyễn
  • D. Sự thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành lập nước Âu Lạc

Câu 15: Suốt hơn bốn nghìn năm lịch sử, để bảo vệ được sự sống còn và lớn lên của mình, dân tộc Việt Nam phải trường kì đấu tranh:

  • A. chống ngoại xâm.
  • B. chống địch họa và thiên tai.
  • C. chống ngoại xâm và nội phản.
  • D. để giữ vững bản sắc dân tộc.

Câu 16: Đánh bại quân xâm lược Tần, nhà nước Âu Lạc đã đánh dấu

  • A. Bước phát triển mới của lòng yêu nước
  • B. Lòng yêu nước của dân tộc ta hình thành
  • C. Tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc được hình thành
  • D. Nhân dân ta bước vào thời kì độc lập lâu dài

Câu 17: Ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc là một trong những biểu hiện của:

  • A. lòng tự hào dân tộc.
  • B. lòng yêu nước thời Bắc thuộc.
  • C. sự tự tôn dân tộc.
  • D. bản sắc của dân tộc.

Câu 18: Vị trí của thời kì Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là

  • A. Định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam
  • B. Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam
  • C. Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam
  • D. Giữ vững bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam

Câu 19: Ý không phản ánh đúng yếu tố hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là

  • A. Sự nảy sinh và phát triển tình cảm yêu thương, gắn bó của cư dân Văn Lang - Âu Lạc
  • B. Các mối quan hệ kinh tế – chính trị của quốc gia cổ trên đất nước ta
  • C. Cuộc đầu tranh chống ngoại xâm đê giữ nước Âu Lạc, nhất là các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc
  • D. Cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược

Câu 20: Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược trong lịch sử dân tộc là

  • A. Sự lãnh đạo tài giỏi của người chỉ huy
  • B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của dân tộc
  • C. Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân
  • D. Địa hình, khí hậu nước ta bất lợi cho địch

Câu 21: Các cuộc khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỉ XVI đã làm lay động đến tận gốc rễ tập đoàn phong kiến nhà Lê. Đó là một trong các biêu hiện truyền thống yêu nước trong cuộc đấu tranh:

  • A. giải phóng dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII.
  • B. chống triều đình phong kiến từ thế kỉ X đến thế ki XVIII.
  • C. giai cấp từ thế kỉ X đến thế ki XVIII.
  • D. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp từ thế kỉ X đến thể kỉ XVIII

Câu 22: Truyền thuyết nào lí giải nguồn gốc dân tộc Việt?

  • A. Tiên Dung – Chử Đổng Tử
  • B. Mỵ Châu – Trọng Thủy
  • C. Lạc Long Quân – Âu cơ
  • D. Thánh Gióng

Câu 23: Ý thức, tình cảm và tâm hồn của những người Việt Nam yêu nước trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng là nhờ:

  • A. quá trình chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập.
  • B. sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
  • C. có truyền thống yêu nước.
  • D. trải qua thời kì đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Câu 24: Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn, đó là:

  • A. tình đồng chí
  • B. nghĩa đồng bào.
  • C. truyền thống dân tộc
  • D. lòng yêu nước

Câu 25: Ý nào không phản ánh đúng bài học về thượng sách giữ nước của Trần Hưng Đạo?

  • A. “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục”
  • B. Đoàn kết toàn dân, cả nước góp sức, vạn người như một
  • C. “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc”
  • D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến


  • 35 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021