Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
Trong lịch sử gần 3000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp trong đó nổi bật lên là truyền thống yêu nước. Để hiểu được quá trình hình thành, phát triển và tôi luyện của truyền thống yêu nước trong thời kỳ phong kiến độc lập ta cùng nhau tìm hiểu bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến” lịch sử lớp 10.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam
- Khái niệm:
- Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.
- Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: Là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: Tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (Đó là những tình cảm gắn với địa phương).
- Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang -Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn -lòng yêu nước.
- Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn.
- Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.
- Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).
=> Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.
2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập.
- Bối cảnh lịch sử
- Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.
- Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.
- Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm phương Nam
=>Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi luyện.
- Biểu hiện:
- Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nên văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc.
- Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Việt.
- Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên
- Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ -yêu nước gắn với thương dân -mang yếu tố nhân dân.
3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến
- Dân tộc Việt Nam dã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua gian khổ, hy sinh, phát huy tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giàng thắng lợi cuối cùng.
- Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.
=> Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Trang 138 – sgk lịch sử 10
Phân tích những biểu hiện của lòng yêu nước Việt Nam qua các cuộc khởi nghĩa Bắc thuộc?
Câu 2: Trang 139 – sgk lịch sử 10
Tại sao yêu nước gắn liền với thương dân?
Câu 3: Trang 140 – sgk lịch sử 10
Nêu một vài biểu hiện của lòng yêu nước trong chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Trang 140 – sgk lịch sử 10
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta đã hình thành như thế nào?
Câu 2: Trang 140 – sgk lịch sử 10
Những nét mới trong truyền thống yêu nước của dân tộc ta?
Câu 3: Trang 140 – sgk lịch sử 10
Hãy sưu tầm những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta?
Câu 4: Trang 140 – sgk lịch sử 10
Tại sao có thể xem đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc?
=> Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
Xem thêm bài viết khác
- Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên?
- Nêu những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc
- Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa đối với sự phát triển của thủ công nghiệp.
- Ở các nước phương Đông vua có những quyền gì?
- Bài 22: Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI – XVIII sgk Lịch sử 10 Trang 110
- Hãy nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử cơ bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản?
- Nhà nước phong kiến Đại Việt được hoàn chỉnh vào thời nào? Vẽ sơ đồ nhà nước đó?
- Những điểm mới trong cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên là gì? So sánh với cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn?
- Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
- Hãy trình bày đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh?
- Cách mạng công nghiệp đem lại những hệ quả gì?
- Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước? Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?