Bài 22: Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI – XVIII sgk Lịch sử 10 Trang 110
Thể kỉ XVI, đất nước có nhiều biến động lớn. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khác nhau nên nền kinh tế tiếp tục phát triển với những biểu hiện có ý nghĩa xã hội quan trọng. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài học : “Tình hình kinh tế thế kỉ XVI – XVIII”.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII
- Từ cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI
- Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ, quan lại.
- Nhà nước không quan tâm đến sản xuất. Nội chiến giữa các thế lực phong kiến diễn ra liên tiếp.
=>Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém liên miên. Đời sống nhân dân khổ cực -> nổi dậy dấu tranh.
- Nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần ổn định trở lại.
- Nhân dân hai Đàng đều tiến hành khai hoang, mở rộng diện tích canh tác.
- Các giống lúa mới đưa vào sản xuất đem lại năng suất cao, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Các loại cây: sắn, khoai, ngô, bông…và cây ăn quả đều phát triển.
- Việc đắp đê, đào sông, làm thủy lợi được trú trọng.
- Đây cũng là thời kì gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay địa chủ phong kiến.
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
- Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển đạt trình độ cao ( đúc đồng, dệt, gốm …)
- Một số nghề mới xuất hiện : khắc, in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, tranh sơn mài.
- Khai mỏ: một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng trong và Đàng ngoài
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
- Ở các đô thị thợ thủ công lập các phường hội.
3. Sự phát triển của thương nghiệp
- Nội thương : Ngày càng phát triển
- Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi
- Làng buôn và các trung tâm buôn bán.
- Buôn bán giữa các vùng, miền phát triển.
- Ngoại thương : phát triển mạnh
- Thuyền buôn các nước đến nước ta buôn bán ngày càng tấp nập.
- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá cửa hàng buôn bán lâu dài.
4. Sự hưng khởi của các đô thị
- Đàng ngoài: Thăng Long với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.
- Đàng trong: Những đô thị mới như: Hội An ( Quảng Nam ), Thanh Hà ( Phú Xuân, Huế) trở thành những nơi buôn bán sầm uất.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 111 – sgk lịch sử 10
Nêu các điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp giai đoạn này?
Câu 2: Trang 112 – sgk lịch sử 10
- Nhận xét về thế mạnh của thủ công nghiệp đương thời
- Sự phát triển của làng thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào? Liên hệ với ngày nay
Câu 3: Trang 114 – sgk lịch sử 10
- Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước
- Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?
Câu 4: Trang 115 – sgk lịch sử 10
Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII – XVIII?
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 115 - sgk lịch sử 10
Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII?
Câu 2: Trang 115- sgk lịch sử 10
Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII?
Câu 3: Trang 115 - sgk lịch sử 10
Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4: Trang 115 - sgk lịch sử 10
Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết?
=> Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 22: Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI – XVIII (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 36 sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
- Hãy đánh giá vai trò của Vương triều Mạc?
- Em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX?
- Điểm khác biệt của chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài là gì?
- Mục đích của chính sách đô hộ đó có thực hiện được không? Tại sao?
- Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
- Kết hợp với lược đồ, hãy trình bày diễn biến quá trình thống nhất I –ta-li-a?
- Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
- Sự phát triển văn hóa thời Gúp – ta đưa đến điều gì?
- Em đánh giá như thế nào về thủ công nghiệp nước ta đương thời.
- Trình bày sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất những năm 60 – 70 của thế kỉ XIX?
- Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX?