Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sự phân hóa giàu nghèo Ở nước ta diễn ra vào thời kì nào?
- A. Văn hóa Sa Huỳnh.
- B. Văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn
- C. Văn Lang - Âu Lạc
- D. Văn hóa Hòa Bình và Sơn Vi.
Câu 2: Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Champa là
- A. Thể chế chiếm hữu nô lệ,
- B. Thể chế quân chủ chuyên chế sơ khai
- C. Thể chế quân chủ
- D. Thể chế quân chủ lập hiến
Câu 3: Văn hóa – tín ngưỡng của Chăm-pa, Phù Nam là:
- A. Thờ cúng tổ tiên
- B. Sớm ảnh hưởng của đại Balamon và Phật giáo.
- C. thờ cúng các vị thần.
- D. sùng bái đạo Phật
Câu 4: Hệ quả của nhu cầu về thuỷ lợi, quản lí xã hội và liên kết chống ngoại xâm là:
- A. nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời.
- B. phát triển sản xuất nông nghiệp.
- C. sự phân hoá xã hội sâu sắc.
- D. phân chia giai cấp trong xã hội.
Câu 5: Có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ. Đó là biểu hiện về mặt xã hội của nhà nước nào?
- A. Văn Lang - Âu Lạc.
- B. Chăm- pa.
- C. Phù Nam.
- D. Lâm Ấp
Câu 6: Các ngành kinh tế chủ yếu của Chăm-pa là:
- A. công nghiệp, nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- B. nông nghiệp và ngư nghiệp.
- C. nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- D. trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 7: Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Đó là điểm chung giống nhau về tổ chức bộ máy nhà nước của:
- A. Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
- B. Nhà nước Chăm-pa và Phù Nam.
- C. Nhà nước Âu Lạc và Lạc Việt.
- D. Nhà nước Văn Lang và Âu Việt.
Câu 8: Vua Hùng Vương cho đóng đô nước Văn Lang ở:
- A. Luy Lâu (Thuận Thành - Hà Nội).
- B. Thăng Long (Hà Nội).
- C. Cô Loa (Đông Anh - Hà Nội).
- D. Bạch Hạc (Việt Trì - Vĩnh Phúc)
Câu 9: Nước Văn Lang tôn tại trong khoảng thời gian nào?
- A. Khoảng thế kỉ V đến thế kỉ III TCN.
- B. Khoảng thế kỉ V đến thế kỉ IV TCN.
- C. Khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ III TCN.
- D. Khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ IV TCN.
Câu 10: Thiết chế nhà nước của quốc gia cổ Chăm-pa là gì?
- A. Nhà nước chiếm nô.
- B. Nhà nước quân chủ chuyên chế
- C. Nhà nước cộng hòa.
- D. Nhà nước quân chủ lập hiến.
Câu 11: Người dựng nên nước Âu Lạc là ai? đóng đô ở đâu?
- A. Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc.
- B. Thục Phán (An Dương Vương), đóng đô ở Cổ Loa.
- C. Lang Liêu, đóng đô ở Thăng Long.
- D. An Tiêm, đóng đô ở Cổ Loa.
Câu 12: Thành tựu văn hóa nào của cư dân Champa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?
- A. Các bức chạm nổi, phù điêu
- B. Các tháp Chăm
- C. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
- D. Phố cổ Hội An
Câu 13: Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành vào khoảng
- A. Thế kỉ I
- B. Thế kỉ II
- C. Thế kỉ III
- D. Thế kỉ IV
Câu 14: Cho các dữ kiện:
1. Chữ viết: chữ Phạn của Ấn Độ.
2. Tôn giáo: Bà-la-môn và Phật giáo.
3. Phong tục: tập ở nhà sản, ăn trầu cau và hoả táng người chết.
Đó là đặc điểm của cư dân nào?
- A. Đông Sơn.
- B. Phùng Nguyên.
- C. Văn Lang - Âu Lạc.
- D. Chăm-pa và Phù Nam.
Câu 15: Văn hóa - tín ngưỡng của Văn Lang — Âu Lạc là:
- A. sớm ảnh hưởng của đạo Blamôn.
- B. thờ cúng các thần linh.
- C. Sớm ảnh hưởng của phật giáo
- D. Thờ cúng tổ tiên
Câu 16: Cư dân nào có nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, công cụ sản xuất chủ yếu bằng đồng thau và một ít đồ sắt?
- A. Đông Sơn.
- B. Phùng Nguyên
- C. Văn Lang - Âu Lạc.
- D. Chăm-pa và Phù Nam.
Câu 17: Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia khác trên đất nước Việt Nam là
- A. Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc, giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á
- B. Ngoại thương đường biển rất phát triển
- C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á
- D. Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình
Câu 18: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, tình hình Champa có điểm nổi bật là
- A. Vương quốc phát triển đến đỉnh cao
- B. Lãnh thổ quốc gia được mở rộng, phía Bắc đến tận sông Gianh (Quảng Bình), phía Nam đến sông Dinh (Bình Thuận)
- C. Việc buôn bán với nước ngoài trở nên nhộn nhịp, sầm uất
- D. Bước vào giai đoạn suy thoái, rồi dần dần hòa nhập vào lãnh thổ Đại Việt
Câu 19: Trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc có ba tầng lớp là gì?
- A. Vua, quý tộc và nô tì
- B. Vua quan quý tộc, nô tì và dân tự do
- C. Vua quan, quý tộc và nông dân
- D. Vua quan, quý tộc và dân tự do
Câu 20: Hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam là
- A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản
- B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển
- C. Thủ công nghiệp, buôn bán
- D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển
Câu 21: Các tầng lớp chính trong xã hội Phù Nam là
- A. Quý tộc, địa chủ, nông dân
- B. Quý tộc, bình dân, nô lệ
- C. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì
- D. Thủ lĩnh quân sự, quý tộc tăng lữ, bình dân, nô tì
Câu 22: Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam là
- A. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công
- B. Chăn nuôi rất phát triển
- C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài
- D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển
Câu 23: Người có công lập nước Lâm Ấp là
- A. Chế Mân
- B. Chế Củ
- C. Chế Bồng Nga
- D. Khu Liên
Câu 24: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa là
- A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp
- B. Nông nghiệp trồng lúa nước
- C. Chăn nuôi, trồng lúa nước
- D. Buôn bán
Câu 25: Nghề thủ công rất phát triển ở Champa và còn nhiều dấu tích để lại đến ngày nay là
- A. Nghề xây dựng
- B. Nghề làm gốm
- C. Nghề rèn sắt, chế tạo vũ khí
- D. Nghề làm đồ trang sức
=> Kiến thức Giải bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 37: Mác và Ăng ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tiếp) - P2
- Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây- Hi Lạp và Rô ma (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 22: Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI – XVIII (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV (P1)