Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cơ sở nào để mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập?

  • A. Mỗi lãnh địa có một lãnh chúa cai trị.
  • B. Mỗi lãnh địa có quân đội, tòa án, luật pháp, chế độ thuế khóa và tiền tệ riêng.
  • C. Nền kinh tế của các lãnh địa là nền kinh tế tự nhiên, đóng kín.
  • D. Mỗi lãnh địa là một vùng đất riêng biệt.

Câu 2: Hệ quả xã hội đầu tiên của công cụ kim khí là

  • A. xã hội có giai cấp ra đời.
  • B. gia đình phụ hệ ra đời.
  • C. tư hữu xuất hiện.
  • D. thị tộc tan rã.

Câu 3: Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu đậm của kiến trúc nào?

  • A. Ấn Độ (Kiến trúc Hin đu, Kiến trúc Phật giáo)
  • B. Hồi giáo
  • C. Ấn Độ (Kiến trúc Hin đu, Kiến trúc Phật giáo, Kiến trúc Hồi giáo)
  • D. Nho giáo

Câu 4: Đất nước được xem là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là

  • A. Anh.
  • B. Pháp.
  • C. Italia.
  • D. Đức.

Câu 5: Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?

  • A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.
  • B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
  • C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
  • D. Con người đã biết sử dụng kim loại.

Câu 6: So sánh điểm khác biệt nổi bật nhất về chính sách đối ngoại của Lào so với Campuchia.

  • A. Không gây chiến tranh xâm lược các nước khác.
  • B. Đẩy mạnh bành trướng xâm lược bên ngoài.
  • C. Thần phục vương quốc Xiêm.
  • D. Thường giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.

Câu 7: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông ?

  • A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
  • B. Đồ sắt xuất hiện
  • C. Nhu cầu trị thủy
  • D. Kinh tế nông nghiệp phát triển

Câu 8: Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân cổ đại phương Đông là

  • A. kiến trúc.
  • B. lịch và thiên văn học.
  • C. toán học.
  • D. chữ viết.

Câu 9: Thiên văn học và lịch pháp là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất ở phương Đông là do:

  • A. Cúng tế các vị thần.
  • B. Nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
  • C. Nhu cầu tìm hiểu vũ trụ và thế giới.
  • D. Văn hóa bản địa sớm phát triển.

Câu 10: Nét đặc săc và nổi bật nhất của vương triều Gup-ta ở Ấn Độ là gì?

  • A. Bắc Ấn được thống nhất trở lại, bước vào thời kì phát triển cao
  • B. Vương triều Gup-ta có 9 đời vua qua 150 nắm quyền
  • C. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ
  • D. Đạo phật phát triền mạnh dưới thời Gup-ta

Câu 11: Thời hậu kì trung đại diễn ra cuộc đấu tranh sôi nổi của nông dân chống các thế lực nào đã làm hậu thuẫn cho giai cấp tư sản?

  • A. Chống ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến và tăng lữ.
  • B. Chống hệ tư tưởng của lãnh chúa phong kiến và tăng lữ.
  • C. Chống ách áp bức, bóc lột của địa chủ và quý tộc.
  • D. Chống giáo hội và quý tộc phong kiến.

Câu 12: Thành tựu văn hóa nào của phương Tây cổ đại được đánh giá là một phát minh và cống hiến lớn lao cho văn minh nhân loại ?

  • A. Sự ra đời của Lịch.
  • B. Sự ra đời của hệ thống chữ cái Rô-ma (A,B,C…)
  • C. Sự ra đời của khoa học.
  • D. Các công trình nghệ thuật đạt trình độ tuyệt mĩ.

Câu 13: Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là

  • A. phân công lao động luân phiên.
  • B. hợp tác lao động.
  • C. hưởng thụ bằng nhau.
  • D. lao động độc lập theo hộ gia đình.

Câu 14: Thế kỉ XII, đạo nào có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia?

  • A. Đạo phật Đại thừa.
  • B. Đạo phật Tiểu thừa.
  • C. Đạo Hin-đu.
  • D. Đạo Ki-tô.

Câu 15: Đâu là tiền đề quan trọng nhất để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XIV-XV ?

  • A. Ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết, khám phá của con người.
  • B. Sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.
  • C. Khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trọng.
  • D. Thương nhân châu Âu tích lũy được nhiều kinh nghiệm nhờ đi biển

Câu 16: Từ thế kỉ XI, vương quốc nào đã trở thành một trong những vương quốc hùng mạnh và ham chiến trận nhất ở ĐôngNam Á?

  • A. Phù Nam
  • B. Pa gan
  • C. Campuchia
  • D. Chămpa

Câu 17: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

  • A. Nô lệ.
  • B. Nông dân tự do.
  • C. Nông nô.
  • D. Lãnh chúa phong kiến.

Câu 18: Tiến bộ lao động trong thời đá mới là

  • A. trồng trọt, chăn nuôi.
  • B. đánh cá.
  • C. làm đồ gốm.
  • D. chăn nuôi theo đàn.

Câu 19: Các phường hội đặt ra phường quy nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ việc :

  • A. Giữ độc quyền trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
  • B. Bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề.
  • C. Đấu tranh chống sự sách nhiễu của các lãnh chúa.
  • D. Đấu tranh vì lợi ích kinh tế, chính trị của các thành viên.

Câu 20: Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là

  • A. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
  • B. quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
  • C. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.
  • D. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

Câu 21: Ý nào sau đây không nằm trong mục đích của các cuộc phát kiến địa lí?

  • A. Tìm nguồn nguyên liệu, vàng bạc từ các nước phương Đông.
  • B. Tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa ở các nước phương Đông.
  • C. Tìm con đường giao lưu buôn bán với các nước phương Đông.
  • D. Tìm những vùng đất mới ở châu Phi và châu Mĩ.

Câu 22: Vua Ai Cập cổ đại được gọi là

  • A. Pha-ra-ong
  • B. En-xi
  • C. Thiên tử
  • D. Ham-mu-ra-bi

Câu 23: Cư dân Campuchia lúc đầu cư trú ở

  • A. Phía Bắc.
  • B. Vùng trung tâm.
  • C. Phía Nam.
  • D. Xung quanh Biển Hồ.

Câu 24: Phát kiến địa lí được xem như là một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực nào?

  • A. Địa lí.
  • B. Khoa học hàng hải.
  • C. Giao thông đường biển.
  • D. Giao thông và tri thức.

Câu 25: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân nước nào thành thạo về số học? Vì sao?

  • A. Trung Quốc-vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
  • B. Ai Cập-vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp
  • C. Lưỡng Hà-vì phải đi buôn bán
  • D. Ấn Độ- vì phải tính thuế

Câu 26: Vào thời gian nào Cam-pu-chia trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam á?

  • A. Thế kỉ XI - XII.
  • B. Thế kỉ X – XI.
  • C. Thế kỉ X – XII.
  • D. Thế kỉ XIII.

Câu 27: Những chính sách của vương triều Mô-gôn đã:

  • A. Định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
  • B. Làm cho xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa đạt nhiều thành tựu.
  • C. Làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.
  • D. Thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

Câu 28: Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?

  • A. Sắt.
  • B. Đồng thau.
  • C. Đồng đỏ.
  • D. Thiếc.

Câu 29: Người Hồi giáo tiến hành cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phục các tiểu Ấn rồi lập nên vương triều Hồi giáo Đê li có gốc ở đâu?

  • A. Tây Á
  • B. Trung Á
  • B. Nam Á
  • D. Bắc Á

Câu 30: Nhận định nào sau đây không đúng về vua A-sô-ca ?

  • A. Xây dựng đất nước hung cường.
  • B. Thống nhất gần hết bán đảo Ấn Độ.
  • C. Sáng lập và truyền bá đạo Phật rộng khắp Ấn Độ.
  • D. Truyền bá đạo Phật rộng khắp Ấn Độ.

Câu 31: Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên?

  • A. Lưu vực sông Nin.
  • B. Lưu vực sông Hằng.
  • C. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ.
  • D. Lưu vực sông Mê Kông.

Câu 32: Ở Trung Quốc thời phong kiến, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống vì:

  • A. Đây là hệ tư tưởng tiến bộ
  • B. Có lợi cho giai cấp thống trị
  • C. Duy trì trật tự, kỉ cương xã hội
  • D. Có lợi cho nhân dân

Câu 33: Trong các quốc gia nhỏ ở phía Bắc, quốc gia nào ở Đông Bắc Ấn có vai trò quan trọng hơn cả?

  • A. Vương quốc Pa-la
  • B. Vương quốc Pa-la-va
  • C. Vương quốc Hồi Giáo Đê-Li
  • D. Vương quốc Mô-gôn

Câu 34: Nền văn hóa cổ đại phương Tây phát triển không dựa trên cơ sở nào sau đây ?

  • A. Nghề nông trồng lúa phát triển.
  • B. Nền kinh tế công thương phát triển.
  • C. Sử dụng công cụ sắt và nghề hàng hải sớm phát triển.
  • D. Thể chế dân chủ tiến bộ.

Câu 35: Dấu tích Người tối cổ đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?

  • A. Nghệ An.
  • B. Thanh Hóa.
  • C. Cao Bằng.
  • D. Lạng Sơn.

Câu 36: Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì gì?

  • A. Thời kì thịnh đạt.
  • B. Thời kì Ăng-co.
  • C. Thời kì hoàng kim.
  • D. Thời kì Bay-on.

Câu 37: Tháng 8 – 1492, C. Cô-lôm-bô, đã

  • A. đến được Ấn Độ.
  • B. đến đến cực Nam châu Phi.
  • C. tìm ra châu Mĩ.
  • D. đi vòng quanh thế giới.

Câu 38: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là

  • A. nông dân tự canh.
  • B. nông dân lĩnh canh.
  • C. nông dân làm thuê.
  • D. nông nô.

Câu 39: Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm những giai cấp cơ bản nào?

  • A. Lãnh chúa và nông dân tự do.
  • B. Chủ nô và nô lệ.
  • C. Địa chủ và nông dân.
  • D. Lãnh chúa và nông nô.

Câu 40: Trong xã hội nguyên thủy, sự bình đẳng được xem là “nguyên tắc vàng” vì:

  • A. Mọi người cùng sống chung trong cộng đồng.
  • B. Phải dựa vào nhau bởi trình độ, đời sống còn quá thấp.
  • C. Là cách duy nhất để duy trì cuộc sống.
  • D. Đó là quy định của các thị tộc.
Xem đáp án
  • 39 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Trắc nghiệm lịch sử 10